Sâu đục hột xoài (Mango seed borer) là dịch hại phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. Nếu nhiễm nặng, năng suất có thể giảm 50%. Sâu chủ yếu gây hại khi xoài còn non, hột còn mềm (giai đoạn hột sen) và kéo dài đến khi thu hoạch, dấu hiệu dự báo sâu đục hột là trong vườn có nhiều xoài non rụng trên mặt đất, cắt ra thấy có sâu bên trong, nếu xoài lớn còn treo trên cây nhưng chóp trái bị thối nhũn.

Bướm đẻ trứng rải rác trên hoa và quả non. Sau khi nở, sâu non đục vào trong vỏ quả non và ăn phần mô mềm làm cho vỏ quả phồng lên thành một xoang rổng.

Sâu đục vỏ trái chủ yếu gây hại trên trái, nhất là Bưởi, mặc dù sâu cũng tấn công trên Cam, Chanh. Sâu đục trái tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục đã tạo nên những u, sần trên trái, nếu bị nặng, trái sẽ rụng.

Những năm gần đây, diện tích nhóm cây có múi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng đáng kể, do nhà vườn thâm canh thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, sự gia tăng về diện tích và mức độ thâm canh khiến nhà vườn phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức hàng đầu là diễn biến phức tạp của tinhd hình dịch hại...

Sâu đục thân gốc và cành là một loại xén tóc, có vòng đời dài cả năm, sâu đục vào thân cành, gây hại nghiêm trong trên các vườn điều già cỗi, trồng dầy,rậm rạp, ít chăm sóc. Sâu đục thân có 2 loại: Sâu đục thân gốc và sâu dục cành. Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo,...

Bọ cánh cứng hại dừa còn gọi là Bọ dừa có nguồn gốc từ Indonesia, sau đó lây lan qua các đảo ở Thái Bình Dương như quần đảo Salomon (1929), Vanuatu (1937), Tahiti (1961), Úc (1984)… Tại vùng Đông Nam Á, Bọ dừa được phát hiện và gây hại khoảng năm 1999 – 2000. Ở Cambodia (2001) gần 2 triệu cây dừa bị chết và 7,2 triệu cây bị hư hại do bọ dừa...

Sâu keo mùa Thu là “dịch hại mới”, đang gây hại ở một số vùng trồng ngô (bắp) ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa… Và ở Đồng Nai. Sâu gây hại chủ yếu trên họ Hòa Thảo, hại nặng trên ngô từ giai đoạn cây con đến khi tạo trái, năng suất thất thoát có thể lên đến 60%, ngô bị hại sớm, nặng có thể phải gieo sạ lại. Ở điều kiện nhiệt đới, sâu có vòng đời tương đối ngắn khoảng 30 ngày, đẻ nhiều trứng, cắn phá mạnh, phát tán rộng, khả năng kháng thuốc nhanh, khó phòng trừ triệt để…

Ruồi đục trái xoài ( Oriental fruit fly) có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel), thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh (Diptera). Ruồi đục trái là côn trùng đa thực, gây hại hơn 30 loại cây ăn trái và rau cải. Có nhiều loài ruồi đục trái, trong đó phổ biến nhất là B. dorsalis, B.coresta, B.cucurbitea.

Sâu tơ là loại sâu rất nguy hiểm mà các nhà vườn trồng rau cải rất lo ngại. Bất kể các loại rau nào dù thân cứng hay mềm điều bị sâu tơ phá hại. Đặc biệt là các loại rau như su hào, bắp cải, cải ngọt, súp lơ, cải bẹ xanh,… là những loại rau thường bị sâu tơ phá hoại nhiều nhất

Bưởi da xanh là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, bưởi da xanh đã làm cho cuộc sống của nhiều hộ nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khá lên rất nhiều. Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp đã làm cho dịch bệnh và sâu hại ngày càng khó quản lý.

Khi những cành mai đã trụi lá khoe những thân cây sần sùi, rồi từ từ ló ra nhưng nụ hoa xanh biếc hoặc những mầm lá hồng hồng, thì ai cũng biết mùa xuân đang đến. Cây mai đã gắn liền với người dân Việt Nam. Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lã lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi