Sâu đục hột xoài 11/04/2015

Tên Khoa học: Deanolos albizonalis (Hampson).

Thiệt hại 

Sâu đục hột xoài (Mango seed borer) là dịch hại phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. Nếu nhiễm nặng, năng suất có thể giảm 50%. Sâu chủ yếu gây hại khi xoài còn non, hột còn mềm (giai đoạn hột sen) và kéo dài đến khi thu hoạch, dấu hiệu dự báo sâu đục hột là trong vườn có nhiều xoài non rụng trên mặt đất, cắt ra thấy có sâu bên trong, nếu xoài lớn còn treo trên cây nhưng chóp trái bị thối nhũn. Sâu đục hột xoài là đối tượng kiểm dịch ở một số nước.

Đặc tính sinh học

Thành trùng của sâu đục hột có màu nâu đỏ đặc trưng, mép cánh có viền sâm màu, thân có khoang trắng, đỏ xen kẻ. Thành trùng thường hoạt động về đêm, ban ngày trốn dưới lá cây. Giai đoạn thành trùng kéo dài 8 – 9 ngày. Thành trùng cái đẻ trứng gần cuống hoăc trong các khe nứt trên trái, nhất là những trái bị khuất ánh sáng. Trứng hình bầu dục, có màu trắng sáp. Thời gian ủ trứng khoảng 4 ngày. Sau khi nở, ấu trùng di chuyển xuống chóp trái và bắt đầu đục vào trong. Sâu tuổi nhỏ (tuổi 1 – 2) chỉ đục phần thịt trái. Sâu tuổi lớn (tuổi 3 – 6) đục vào hột sâu bên trong, sau đó di chuyển sang trái khác, nên có khi cả chùm 4 – 5 trái đều bị sâu hại. Khi trái bị sâu đục vào ban đêm, sáng hôm sau có thể thấy dịch lỏng tiết ra từ vết đục, vết đục sau đó khô thành chấm đen. Vết sâu đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển, khiến phần thịt ở chóp trái bị thối, nhũn. Thường trong 1 trái có 4 -5  sâu. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 14 – 20 ngày. Sau giai đoạn ấu trùng, sâu thoát ra và buông mình rơi xuống đất, chui xuống vết nứt trong đất để hóa nhộng. Giai đoạn nhộng kéo dài: 9 – 14 ngày.

Phòng trừ

Sâu đục hột là đối tượng khó phòng trừ do sâu đục sâu vào bên trong trái, do đó để phòng trừ hiệu quả cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau:

Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm nhờ đó việc phòng trừ sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

Tỉa cành cho thông thoáng để ánh nắng có thể chiếu sâu vào bên trong cây.

Vệ sinh vườn : thu hái, lượm và tiêu hủy các trái bị hư hại dưới đất hay còn neo trên cây.

Bao trái khi xoài còn non (Khoảng 40 – 45 ngày sau khi tượng trái). Cần chú ý trước khi bao trái nên phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh. Nên phun kỹ để diệt hết các mầm bệnh, trứng sâu. Việc bao trái, ngoài việc ngừa sâu đục hột còn phòng bệnh thán thư, ruồi đục trái, da cám, đốm vi khuẩn và bảo vệ trái khỏi bị xây xát… Bao trái hiện nay là biện pháp phổ biến ở các vùng trồng cây ăn trái do an toàn cho người dùng, lại tiết kiệm chi phí đầu tư  do ít phải dùng các loại thuốc trừ sâu, bệnh, mà trái lại đẹp mã, hấp dẫn và bán có giá cao. Bao trái phổ biến ở Philippines, Thái Lan, Indonesia…

Phun thuốc hóa học: Do sâu đục hột hại nặng đến năng suất, phẩm chất trái, thời gian gây hại lại kéo dài, do đó cần phát hiện sớm trước khi sâu đục vào trái. Nếu phát hiện, cần phun thuốc phòng trừ ngay. Nếu vườn thường xuyên bị sâu hại, định kỳ 7 - 10 ngày nên phun một lần, cần phun thuốc ướt đều trái, nên pha thêm chất bám dính và loang trãi như dầu khoáng SK Enspray 99EC, nếu có thể phun bằng bình phun áp lực cao để thuốc phủ đều phần chóp trái. Nên luân phiên phun các loại thuốc trừ sâu gốc Lân hữu cơ và Cúc tổng hợp như Sec Saigon 10 – 25 EC  Sairifos 585 EC. Nên chú ý thời gian cách ly và đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn trước khi sử dụng

     

 

Tin cùng loại

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi