SÂU KEO MÙA THU (FAW: Fall Army Worm)
13/07/2019
Tổ BSCT CN DAKLAK Sâu keo mùa Thu là “dịch hại mới”, đang gây hại ở một số vùng trồng ngô (bắp) ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa… Và ở Đồng Nai. Sâu gây hại chủ yếu trên họ Hòa Thảo, hại nặng trên ngô từ giai đoạn cây con đến khi tạo trái, năng suất thất thoát có thể lên đến 60%, ngô bị hại sớm, nặng có thể phải gieo sạ lại. Ở điều kiện nhiệt đới, sâu có vòng đời tương đối ngắn khoảng 30 ngày, đẻ nhiều trứng, cắn phá mạnh, phát tán rộng, khả năng kháng thuốc nhanh, khó phòng trừ triệt để… Sâu keo mùa Thu (Fall Armyworm), tên khoa học: Spodoptera frugiperda (J.E.Smith), thuộc bộ cánh vẩy: Lepidoptera, họ bướm đêm: Noctuidae. Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như Ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, đậu phộng, khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch. Đầu có chấm trắng, chữ Y ngược, thân sọc trắng, nâu xen kẽ, mình có gai long, 8 chân * Đặc tính sinh học: Sâu keo thuộc nhóm côn trùng có biến thái hoàn toàn. Trong điều kiện nóng - ẩm, vòng đời dài khoảng 30 - 35 ngày, trong năm sinh sản liên tục 4 – 6 lứa. Nhiệt độ thấp, chỉ có 1 – 2 lứa một năm. Vòng đời gồm các giai đoạn: - Trứng: Có dạng cầu, đáy phẳng, đường kính khoảng 0.4mm, cao: 0,3 mm, màu trắng ngà, được đẻ vào chiều tối ở mặt dưới lá bên dưới, trứng đẻ thành từng ổ khoảng 100 – 200 trứng, xếp chặt thành 1 hay 2 lớp, được phủ ngoài một lớp tơ trắng lấy từ bụng dưới của bướm cái. Trứng nở sau 3 – 5 ngày. Mặt trên ổ trứng phủ một lớp long tơ mịn và mặt dưới - Sâu non (Ấu trùng): Có 6 tuổi (đôi khi 5). Sâu mới nở có đầu đen, sâu tuổi 2 – 3, thân màu xanh lá, có sọc trắng điểm các đốm đen. Sâu tuổi 4 – 6, đầu màu nâu đỏ, có đốm trắng, thân nâu đậm xen xanh lá, có sọc trắng, nâu chạy xen kẻ dọc thân, trên thân có nhiều đốm đen, có gai lông, nếu mật số đông hay thiếu thức ăn, sâu có thể chuyển sang màu đen và ăn thịt lẫn nhau... Đặc điểm nhận dạng sâu keo mùa Thu là đầu có chữ Y ngược, màu vàng, ở đốt bụng cuối có 4 chấm đen xếp thành hình vuông. Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 14 ngày trong mùa Hè, 30 ngày nếu trời lạnh. Sâu có tính giả chết, cuộn tròn lại khi chạm phải. Gây hại chủ yếu vào chiều tối và có xu hướng di chuyển thành thành từng đàn tìm thức ăn. - Nhộng: Giai đoạn nhộng trong đất, vùi sâu khoảng 2 – 8 cm. Nhộng hình bầu dục, dài 1.5 cm có màu nâu đỏ, kéo dài khoảng 8 – 9 ngày trong mùa Hè, 20 – 30 ngày trong mùa Đông.
- Thành trùng (Ngài/bướm): Thành trùng dài khoảng 1,7 cm, có sải cánh dài khoảng 3.8 cm, cánh trước màu xám nâu, có đốm xám, cánh màng trong, màu xám bạc, có viền đậm ở rìa cánh. Thành trùng là bướm đêm, hoạt động mạnh về đêm khi thời tiết mát, ẩm. Sâu keo có khả năng nhân nhanh số lượng, con cái có thể đẻ đến 2.000 trứng. Giai đoạn thành trùng dài khoảng 10 ngày (đôi khi đến 21 ngày). Thành trùng có khả năng bay xa nhờ gió... - Gây hại: Sâu keo mùa Thu gây hại bằng cách ăn lá, thân. Sâu non, mới nở, cắn lá bên dưới, thoạt tiên cạp biểu bì, để lại màng mỏng, sâu ăn lá thành các lổ nhỏ, sâu lớn ăn từ mép lá vào trong và ăn khuyết thành từng hàng dài trên phiến lá. Thường trên một cây, chỉ thấy có 1 (hoặc 2 sâu) do tập tính ăn thịt đồng loại khi sống gần nhau. Sâu tuổi lớn (tuổi 4 – 6), sức ăn phá mạnh hơn sâu tuổi nhỏ, để lại gân, lá, thân tơi tả, rách nát. Thiệt hại do sâu cắn lá khi cây còn nhỏ có thể được đền bù bằng cách ra lá mới, tuy nhiên nếu sâu tuổi lớn chui vào vào loa kèn, ăn đứt đỉnh sinh trưởng, gây chết đọt, thiệt hại sẽ lớn, năng suất có thể mất từ 30 – 60%. Sâu cũng có thể đục vào trái, ăn hạt như sâu đục trái (Helicoverpa sp), tuy nhiên khác sâu đục trái có khuynh hướng đục từ trên xuống xuyên qua lớp râu bắp trước khi ăn hạt ở đầu trái, sâu keo mùa Thu ăn phá bằng cách đục xuyên qua lá bao để ăn hạt bên trong. - Thiên địch: Sâu keo mùa Thu có nhiều loài thiên địch ký sinh như: Ong đen kén trắng: Cotesia marginiventris, Ong Chelonus lexanus… Thiên địch ăn mồi như con đuôi kìm (earwig): Labidura, bọ gai Labidura riparia, bọ Orius insidiosus, chim, kiến, gậm nhấm,… Nhiều thiên địch gây bệnh như virus, nấm ký sinh, tuyến trùng, vi khuẩn… - Sâu keo và giống biến đổi gen (GMO): Ghi nhận ban đầu (ở Sơn La) cho thấy một vài giống biến đổi gen trên thị trường tương đối ít bị sâu hại hơn các giống ngô lai thông thường. - Thuốc hóa học và sinh học: Để phòng trừ hiệu quả sâu keo mùa Thu cần áp dụng biện pháp tổng hợp như sau: 1. Trồng sớm hay trồng giống sớm, nếu có thể. Thu hoạch sớm giúp tránh rơi vào cao điểm sâu hại vào lúc thu hoạch rộ. 2. Dùng giống kháng, ít sâu hại. 3. Luân canh, xen canh. 4. Xử dụng bẫy đèn/Bẫy pheromones phát hiện bướm xuất hiện để có biện pháp phòng trừ sớm trứng và sâu mới nở. 5. Dùng thuốc trừ sâu: Trong khi chờ đợi thử nghiệm xác định hoạt chất, liều lượng thích hợp, có thể tạm thời khuyến cáo một trong các công thức sau: a. Aquinphos 40EC: Liều 60 ml/16 lít. b. Comda gold 5WG: Pha 2 gói 15 gam/16 lít c. Hỗn hợp Aquinphos 40EC + dầu SK 99EC: tỷ lệ tương ứng 40 ml + 50 ml/16 lít. d. Hỗn hợp Comda 5WG + dầu SK: Tỷ lệ tương ứng: 2 gói 15 gam + 50 ml/16 lít. e. Hỗn hợp Aquinphos + Comda 5WG + dầu SK: Tỷ lệ 40 ml + 2 gói Comda 5WG + 50 ml dầu SK 99EC/16 lít. f. Cây lớn, khó phun thuốc, có thể rải thuốc dạng hạt có tính lưu dẫn hay xông hơi vào loa kèn như Sago super 3G (nếu điều kiện cho phép). Lưu ý: - Cần phun đủ lượng nước - thuốc khuyến cáo. - Sâu tuổi nhỏ, chưa chui vào loa kèn: Phun vào tán lá, chú ý phun mặt dưới lá (có ổ trứng), sâu tuổi lớn: Phun chụp từ trên xuống để thuốc vào bên trong loa kèn. - Phun sáng sớm hay chiều mát (do sâu thường ăn phá vào chiều mát), nếu không mưa - Nên phun khi sâu mới nở. - Nếu có thể phun bình máy tốt hơn bình bơm tay. - Nên phun luân phiên các thuốc có cách tác động khác nhau (Tiếp xúc – Nội hấp – xông hơi) và gốc hóa học khác nhau để phòng sâu kháng thuốc. - Phòng trừ sớm, sẽ làm giảm số lần phun thuốc giai đoạn sau. Có thể đặt bẫy đèn, bẫy pheromones để phát hiện sớm bướm, phòng trừ sâu sẽ hiệu quả hơn.
|
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp