Sâu đục vỏ trái cây có múi (Prays Citri)
21/06/2016
a. Đặc điểm hình thái: - Sâu trưởng thành là loài bướm có kích thước rất nhỏ, thân dài 4 – 5mm, sải cánh rộng 8 – 10mm, màu nâu xám nhạt. - Sâu non màu xanh lục, đẫy sức dài 5 – 6mm. - Trứng hình cầu rất nhỏ. - Nhộng màu nâu, dài 4 – 5mm.
b. Đặc điểm sinh học và tác hại: - Bướm đẻ trứng rải rác trên hoa và quả non. Sau khi nở, sâu non đục vào trong vỏ quả non và ăn phần mô mềm làm cho vỏ quả phồng lên thành một xoang rổng. - Khi đẫy sức sâu non đục lỗ chui ra, nhả tơ tạo một kén mỏng phía ngoài vỏ quả hoặc trên lá để hóa nhộng. - Vòng đời khoảng 15 – 25 ngày, trong đó thời gian trứng 2 – 5 ngày, sâu non 8 – 12 ngày, nhộng 3 – 6 ngày, bướm đẻ trứng 2 – 3 ngày. - Sâu đục vỏ trái chủ yếu gây hại trên trái, đặc biệt là trên trái Bưởi, mặc dù sâu cũng tấn công trên Cam, Quýt, Chanh. - Sâu đục trái tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục đã tạo nên những u, sần trên trái, nếu bị nặng, trái sẽ rụng. - Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trễ hơn, trái vẫn phát triển bình thường nhưng sẽ bị biến dạng với những u sần nhiều khi rất to, xấu xí, khiến trái không còn giá trị thương phẩm, mặc dù chất lượng của trái không bị ảnh hưởng vì sâu chỉ ăn phần vỏ và không đục vào trong phần múi.
c. Biện pháp phòng trừ: - Theo dõi, phát hiện triệu chứng sâu mới gây hại trên trái khi cây vừa tượng trái. - Thu gom những trái bị nhiễm (trên cây và đã rụng xuống đất), chôn sâu xuống đất để diệt sâu non còn hiện diện trong trái. Để diệt sâu non triệt để hơn nên ngâm trái bị nhiễm vào thùng nước vôi pha nồng độ 1% trong 24 giờ. - Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm có thể sử dụng thuốc hoá học như: Secsaigon 25EC, Sairifos 585EC, Lancer 50SP, … để phòng trị khi cây vừa tượng trái non, có thể phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày. - Theo dõi phát hiện sự hiện diện của nhộng trên lá, khi thấy nhộng xuất hiện rộ thì 5-7 ngày sau có thể xử lý thuốc để ngăn chận sự bộc phát của thế hệ kế tiếp. - Ở một số nước trên thế giới, Pheromone đã được sử dụng để dự tính dự báo sâu đục vỏ quả rất có hiệu quả.
KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG
|
Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp