Sâu đục thân gốc và cành hại điều 05/12/2018

Thạc sĩ Huỳnh Kim Ngọc

Sâu đục thân gốc và cành là một loại xén tóc, có vòng đời dài cả năm, sâu đục vào thân cành, gây hại nghiêm trọng trên các vườn điều già cỗi, trồng dầy, rậm rạp, ít chăm sóc. Sâu đục thân có hai loại:

+ Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.

+ Sâu đục cành cũng là một loại xén tóc nhưng có màu đen, con cái đẻ trứng vào các chồi hoa, chồi khô, sâu non nở ra đục đường hầm từ ngọn chồi xuống các cành lớn bên dưới làm cành khô dễ gãy khi mang quả nặng hay mưa to gió lớn.

 

Biện pháp phòng trị:

Do sâu đục thân đục sâu vào bên trong thân, cành trên cao nên dùng thuốc rất tốn kém lại ít hiệu quả nên cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trị kịp lúc. Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như:

+ Trồng thưa.

+ Tỉa cành, tạo tán: Tỉa bớt các cành trong tán, cành vô hiệu, cành sát mặt đất, cành khô giúp tán cây thông thoáng, tỉa cành 2 lần / năm, lần đầu sau thu hoạch: Tháng 4, bón phân đợt 1, lần 2: Khoảng tháng 9, bón phân đợt 2. Cành sau khi tỉa, thu gom và tiêu hủy để trừ sâu non hay nhộng còn bên trong.

+ Dùng bẫy đèn bắt con trưởng thành để hạn chế đẻ trứng, bẫy đặt vào khoảng tháng 3 - 4, thời gian thắp sáng từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

+ Phát hiện sớm vết sâu mới đục, dùng tay bắt sâu non, nhộng, trứng, cành hại nên cưa bỏ và tiêu hủy.

+ Quét vôi hoặc quét dung dịch Bordeaux vào gốc hoặc trộn thuốc trừ sâu như Sairifos 585 EC hay Diaphos 50EC với bùn nhão theo tỷ lệ 1:4 quét lên gốc cách mặt đất 1,5 mét vào đầu mùa khô để ngăn sâu đẻ trứng vào gốc.

+ Phun thuốc có tính lưu dẫn hay xông hơi như Diaphos 50EC, Sairifos 585EC, Lancer 50SP để xua đuổi vào giai đoạn thành trùng (tháng 4 – 6) hoặc diệt sâu sâu non mới nở. Nếu mật số sâu nhiều, định kỳ 15 – 20 ngày phun một lần.

+ Nếu sâu đã đục sâu vào bên trong, có thể dùng kẽm hay dao khoét miệng rộng ra rồi dùng  ống tiêm bơm thuốc trừ sâu hay bỏ vào trong miệng lỗ một vài hạt thuốc Diaphos 10G hay Sargent 6G... xong dùng đất sét bít miệng lỗ lại.

 

 

Tin cùng loại

Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.

Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.

Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi