Thuốc trừ sâu FENBIS 25EC
21/06/2023
Ths Huỳnh Kim Ngọc Thành phần: Fenvalerate 3,5% w/w + Dimethoate: 21,5%w/w Fenbis 25EC là thuốc dạng nhủ dầu, chứa 3,5 % Fenvalerate (Cúc tổng hợp) và 21,5% Dimethoate (Lân hữu cơ), phổ tác dụng rộng, thuốc có mùi hôi nồng, màu nâu nhạt, tác động ức chế men Acetylcholineestase (AchE) dẫn truyền thần kinh, khiến côn trùng khi trúng phải thuốc, lập tức ngộ độc mà chết. Thuốc có tính tiếp xúc, vị độc, khả năng hội hấp mạnh và xua đuổi côn trùng. Fenbis 25EC phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, đục thân và chích hút hại cây trồng, đặc biệt hiệu lực rất cao phòng trừ rệp sáp và nhện hại. Do được hỗn hợp từ hai hoạt chất trừ sâu mạnh, được mô cây hấp thụ nhanh, pha theo tỷ lệ phù hợp nên phát huy và tăng cường hiệu quả trừ sâu của từng hoạt chất, phổ phòng trừ do đó được mở rộng, hiệu quả trừ sâu nhanh và mạnh ngay cả các đối tượng dịch hại khó trị và kháng thuốc. Fenbis 25EC thuộc nhóm độc II, độc trung bình với người, gia súc và thiên địch, độc với ong và cá. Thời gian cách ly: 7 - 14 ngày. Fenbis 25EC có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác ngoại trừ dung dịch Bordeaux, thuốc và phân bón có tính kiềm.
* Ghi chú: Lượng nước phun: 400 – 800 lít nước/ha. Phun sớm khi sâu mới xuất hiện, phun kỹ vào nơi sâu hại ẩn núp và gây hại, nên phun sáng sớm hay chiều mát, không phun khi cây đang trổ hoa. Ở Việt Nam, hỗn hợp này đăng ký trừ nhiều đối tượng như sâu keo, sâu cuốn lá, bọ xít hại lúa, sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá (sâu vẽ bùa), rệp hại dưa, rau, sâu khoang, sâu đục quả, rệp hại đậu, rệp hại mía, sâu ăn lá, rầy, rệp hại bông vải, bọ xít muỗi, rầy xanh hại cà phê, hồ tiêu, sâu vẽ bùa, rầy, rệp, nhện đỏ hại cây ăn quả…
|
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp