Sâu xanh đục quả (Helicoverpa (Heliothis) armigera) 08/03/2018

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC

- Sâu thường thấy có chiều dài độ 20-30mm, có màu xanh nhạt, hồng hoặc nâu sẫm tùy thuộc loại thức ăn, trên mình sâu có một dãy đen mờ dần, ẩn ở mặt dưới lá và ăn lủng lá thành nhiều lổ lớn.

 

-     Bướm dài độ 20mm, sải cánh rộng 35-40mm, cánh trước màu vàng nâu với bìa cánh có vệt nâu đậm và 1 đốm đen ở giữa cánh, cánh sau màu trắng nhưng lại có 1 vệt đen lớn ở bìa cánh.

-    Bướm hoạt động ban đêm, sống lâu và đẻ 300-500 trứng rời rạc trên lá hoặc bông, trái non, trứng nở sau 3-4 ngày.

-       Thời gian phát triển và ăn phá của sâu độ 2-3 tuần lể, và chu kỳ sinh trưởng độ 1,5-2 tháng. 

TÁC HẠI:

-      Sâu xanh đục quả thường gây hại trên ớt, bông vải, cà chua, cà tím và nhiều loại rau ăn quả khác. Sâu non thường ăn lá, hoa, quả, đặc biệt chúng thường ăn các bộ phận của quả, sâu đục vào quả làm quả bị thủng, thối.

-        Sâu non mới nở ăn lá non, sau đó cắn chui đầu vào quả từ cuống, lỗ đục về sau thành sẹo có màu sẫm.

-       Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy. Thiệt hại nặng nhất là khi sâu non xâm nhập vào quả. Những quả mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối.

-        Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả

 

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Thường xuyên quan sát ruộng ớt, nhất là từ sau trồng đến 1 tháng tuổi, lá chưa giao nhau nên dễ phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.

- Sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các lọai thuốc sâu thông thường. Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với việc phun thuốc.

- Loài sâu này thường hay bị một loại siêu vi khuẩn (vi rút) thuộc nhóm NPV tấn công ở ngoài đồng.

- Tránh trồng xen canh với bắp, cà chua, thuốc lá vì đều là cây ký chủ của chúng. Sau mỗi vụ nên xới đất rồi phơi ải một thời gian để diệt nhộng của sâu còn ẩn lại trong đất.

- Lưu ý để phòng trị có hiệu quả cần phát hiện sâu non khi chưa đục vào quả và trong thời kỳ thu hoạch trái nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn.

- Dùng luân phiên các loại thuốc như Comda 250EC, Sherzol 205EC, Lancer 50SP hoặc Secsaigon 25EC, 50EC để phòng trị.

 

KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG

Tin cùng loại

Sâu đục trái thường gây hại khi ớt đang giai đoạn ra hoa và có trái non, sâu đục trái thường thích trái xanh và chui vào từ cuống, sâu đục đến đâu thường đùn phân ra đến đó, lỗ bị sâu đục rất gọn gàng, trái non bị sâu đục thường rụng sớm, còn những quả lớn thì thiệt hại làm giảm giá trị sản phẩm.

Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2 mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 - 3 mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, thường gây hại vào mùa khô.

Ruồi đục trái là dịch hại quan trọng ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiều vùng trồng xoài ở Viêt Nam, ruồi gây hại nghiêm trọng.Ruồi thích đẻ trứng trên trái chín, nhưng cũng đẻ cả trên trái còn xanh. Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng,

Bắt đầu vào mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm khu vực Miền Đông - Tây Nguyên rất lớn. Ban ngày nhiệt độ khá nóng lên tới 35-38˚C, tuy nhiên về đêm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 18-20˚C. Với sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho cây sầu riêng.

Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào

Phân bón sinh học SPC - NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm, Lân, do đó phân SPC - NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa - kết trái, dướng trái, nuôi hạt....

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi,  rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.

Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.

Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi