Sâu Cuốn Lá
23/08/2019
Thạc sĩ Huỳnh Kim Ngọc Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu, dù vậy sâu cuốn lá vẫn được xem như dịch hại thứ cấp, gây hại không đáng kể. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng bằng sông Cửu long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu. Đặc tính sinh vật học và gây hại: Sâu cuốn lá thuộc họ Pyralidae/Lepidoptera. Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis, Guenee. Ngài (bướm) có màu vàng phấn nhạt, cánh dạng tam giác, trên cánh có hai sọc ngang, bướm đẻ trứng mặt trên lá gần gân chính, 4 – 7 ngày sau nở ra sâu non trên mặt lá, sâu có 5 tuổi, kéo dài 12 – 17 ngày. Sâu hóa nhộng ngay trong lá cuốn, giai đoạn nhộng dài 5 – 7 ngày, ngài có xu hướng thích ánh sáng mạnh. Vòng đời sâu cuốn lá dài khoảng một tháng ( 25 – 38 ngày). Sâu cuốn lá gây hại bằng cách cuốn và ăn lá. Sâu tuổi 1 mới nở thường nằm ở vết hại cũ hoặc bò lên chót lá. Sâu tuổi 2 bắt đầu phá hại bằng cách nhả tơ cuốn hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại bên trong bằng cách cạp lấy chất mô xanh có diệp lục tố, chừa lại lớp biểu bì mặt dưới lá, nên ruộng bị sâu cuốn lá gây hại trông bạc trắng xơ xác. Do lá bị cuốn và mất diệp lục, quang hợp giảm khiến lúa bị lép, lửng, năng suất giảm, ngoài ra vết thương trên mép lá cũng là cửa ngỏ để vi khuẩn gây bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn xâm nhập và gây hại nhất là vào thời điểm trời mưa bảo, gió mạnh. Thông thường trong một lá ta chỉ tìm thấy một sâu cuốn lá và sau khi gây hại xong, sâu bò sang lá bên cạnh và tiếp tục cắn phá, trung bình một sâu gây hại cho khoảng 3 – 5 lá. Quan sát vào giai đoạn 40 ngày sau sạ - thời điểm thích hợp nhất cho sâu gây hại – cho thấy một sâu ăn trung bình 25 cm2 diện tích lá trong suốt vòng đời của nó. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào 2 yếu tố : (1) Tuổi sâu và (2) Giai đoạn sinh trưởng của lúa, người ta nhận thấy ở 3 tuổi đầu tiên, hầu như sâu ăn rất ít, khoảng 10% diện tích lá so với tuổi 4 – 5 và vào giai đoạn 80 – 100 ngày sau sạ, sâu tuổi 1 – 3 ăn lá thấp một cách có ý nghĩa so với giai đoạn 40 – 60 ngày . Giai đoạn 40 ngày sau sạ được xem như thích hợp nhất cho tất cả các tuổi sâu (Heong, L.K, IRRI). Ngoài ký chủ chính là lúa, sâu cuốn lá còn tìm thấy trên bắp, cao lương (shorghum), mía, đậu, cỏ dại. Sâu cuốn lá và thất thoát năng suất. Nghiên cứu tại IRRI trong điều kiện nhà lưới cho thấy khi lây nhiễm mật độ 3 sâu / bụi vào các giai đoạn 40 – 60 – 80 ngày sau sạ, kết quả xác định không có sự khác biệt về sụt giảm sinh khối và năng suất giữa các nghiệm thức. Trong điều kiện thực tế ngoài đồng, tiến hành cắt lá 10% – 60% cho thấy năng suất giảm tương ứng 5% – 12%, tuy nhiên, phân đạm (N) dường như bù đắp phần nào cho sự hao hụt nầy. Nghiên cứu gần đây tại IRRI, cho thấy vào giai đoạn hạt chắc, với mức độ nhiễm 10 – 20 sâu cuốn lá / bụi, lượng sinh khối giảm trên 23% và năng suất sụt giảm có ý nghĩa, tuy nhiên trên thực tế với mật độ nhiễm cao như thế rất hiếm xảy ra. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy sâu cuốn lá xuất hiện sớm không làm giảm năng suất, tuy nhiên trong giai đoạn sau : đứng cái, làm đòng, nếu ruộng bị sâu cuốn lá hại nặng thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của gié và hạt (gié ngắn, hạt ít, trọng lượng hạt giảm) hoặc có thể gây ra hiện tượng lúa trổ nghẹn đòng, bông lúa ngắn, hạt lép lửng, nhưng nếu giai đoạn này có những bất thường về thời tiết (nắng hạn…), đất đai (phèn, mặn…), dịch hại (rầy, sâu đục thân…), thì các tác động cộng hưởng này vẫn có thể ảnh hưởng đến năng suất lúa. Thiên địch sâu cuốn lá: Thiên địch của sâu cuốn lá rất phong phú, bao gồm: + Nhóm ký sinh: Ký sinh trứng: - Ong đa phôi (Copidosomopsis nacoleiae), ong Trochogramma japonicum... Ký sinh sâu non: Ong cự (Itoplectis narangaea), Ong cự nâu vàng (Temelucha philippinensis)… + Nhóm ăn mồi: Bọ cánh cứng ba khoang (Ophionea nigro fasiata), dế (Metioche vittaticolis), chuồn kim (Agriocnemis pymaea), đuôi kìm (Euborelia stali) + Nhóm gây bệnh: nấm Beauveria bassianae, nấm Nomuraea rileyi Trong 3 nhóm trên, thiên địch ký sinh quan trọng nhất trong việc kiềm hãm dịch sâu cuốn lá Phòng trừ: + Canh tác theo phương pháp phòng trị tổng hợp : gieo sạ đồng loạt, không sạ dầy, bón phân cân đối, hợp lý, không bón thừa đạm, bón đạm muộn, dọn cỏ bờ + Bảo vệ thiên địch. + Nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số cao, nhất là vào lúc lúa giai đoạn đòng – trổ có khả năng hại đến năng suất thì phải phun thuốc ngay. Cần chú ý để đạt hiệu quả nên: (1) phun sớm khi sâu còn tuổi nhỏ, (2) phun đủ lượng nước khuyến cáo, (3) nên luân phiên thuốc vì sâu cuốn lá hình thành tính kháng thuốc tương đối nhanh, (4) Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm (bướm ướt cánh, bay chậm) hay chiều mát, (5) các loại thuốc có thể dùng trị sâu cuốn lá: Comda gold 5WG, Sec Saigon 25EC, Gà nòi 95SP.
|
Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp