SẢN PHẨM PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ
16/12/2024
🐛 SÂU CUỐN LÁ (𝑪𝒏𝒂𝒑𝒉𝒂𝒍𝒐𝒄𝒓𝒐𝒔𝒊𝒔 𝒎𝒆𝒅𝒊𝒏𝒂𝒍𝒊𝒔, 𝑮𝒖𝒆𝒏𝒆𝒆) 🌾 DỊCH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN LÚA 🐛 Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu. 💥 Đặc tính sinh vật học và gây hại ✅ Sâu cuốn lá thuộc họ 𝑷𝒚𝒓𝒂𝒍𝒊𝒅𝒂𝒆/𝑳𝒆𝒑𝒊𝒅𝒐𝒑𝒕𝒆𝒓𝒂. Tên khoa học: 𝑪𝒏𝒂𝒑𝒉𝒂𝒍𝒐𝒄𝒓𝒐𝒔𝒊𝒔 𝒎𝒆𝒅𝒊𝒏𝒂𝒍𝒊𝒔, 𝑮𝒖𝒆𝒏𝒆𝒆. Ngài (bướm) có màu vàng phấn nhạt, cánh dạng tam giác, trên cánh có hai sọc ngang, bướm đẻ trứng mặt trên lá gần gân chính, 4 - 7 ngày sau nở ra sâu non trên măt lá, sâu có 5 tuổi, kéo dài 12 - 17 ngày. Sâu hóa nhộng ngay trong lá cuốn, giai đoạn nhộng dài 5 - 7 ngày, ngài có xu hướng thích ánh sáng mạnh. Vòng đời sâu cuốn lá dài khoảng một tháng (25 - 38 ngày). ✅ Sâu cuốn lá gây hại bằng cách cuốn và ăn lá. Sâu tuổi 1 mới nở thường nằm ở vết hại cũ hoặc bò lên chót lá. Sâu tuổi 2 bắt đầu phá hại bằng cách nhả tơ cuốn hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại bên trong bằng cách cạp lấy chất mô xanh có diệp lục tố, chừa lại lớp biểu bì mặt dưới lá, nên ruộng bị sâu cuốn lá gây hại trông bạc trắng xơ xác. Do lá bị cuốn và mất diệp lục, quang hợp giảm khiến lúa bị lép, lửng, năng suất giảm, ngoài ra vết thương trên mép lá cũng là cửa ngỏ để vi khuẩn gây bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn xâm nhập và gây hại nhất là vào thời điểm trời mưa bảo, gió mạnh. ✅ Thông thường trong một lá ta chỉ tìm thấy một sâu cuốn lá và sau khi gây hại xong, sâu bò sang lá bên cạnh và tiếp tục cắn phá, trung bình một sâu gây hại cho khoảng 3 - 5 lá. Giai đoạn 40 ngày sau sạ được xem như thích hợp nhất cho tất cả các tuổi sâu. Ngoài ký chủ chính là lúa, sâu cuốn lá còn tìm thấy trên bắp, cao lương (𝒔𝒉𝒐𝒓𝒈𝒉𝒖𝒎), mía, đậu, cỏ dại. 💥 Thiên địch sâu cuốn lá: ✅ Thiên địch của sâu cuốn lá rất phong phú, bao gồm nhóm ký sinh, nhóm ăn mồi, nhóm gây bệnh. Trong 3 nhóm trên, thiên địch ký sinh quan trọng nhất trong việc kìm hãm dịch sâu cuốn lá. 💥 Phòng trừ: ✅ Phòng trừ sâu cuốn lá nhất thiết phải theo hướng tổng hợp, gồm: 🎯 Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ. 🎯 Sạ cấy đồng loạt, mật độ sạ cấy vừa phải (tùy giống), không sạ cấy dầy. 🎯 Bón phân cân đối hợp lý, không bón thừa đạm. 🎯 Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện, đẻ trứng hay sâu mới nở còn non. 🎯 Lưu ý: nếu sâu cuốn lá xuất hiện sớm trước 40 ngày sau xạ, mật số không quá cao, không cần phòng trừ, nếu sâu xuất hiện mật số cao giai đoạn đòng – trổ, thì phải phun thuốc đặc trị ngay như 𝐂𝐨𝐦𝐝𝐚 𝐆𝐨𝐥𝐝 𝟓 𝐖𝐆, 𝐂𝐨𝐦𝐝𝐚 𝟐𝟓𝟎 𝐄𝐂, 𝐒𝐚𝐢𝐤𝐮𝐦𝐢 𝟑𝟗,𝟑𝟓 𝐒𝐂, 𝐆𝐚̀ 𝐍𝐨̀𝐢 𝟗𝟓 𝐒𝐏 hay 𝐒𝐞𝐜𝐬𝐚𝐢𝐠𝐨𝐧 𝟐𝟓 𝐄𝐂 nên pha với chất bám dính như c hay Dầu khoáng 𝐒𝐊 𝐄𝐧𝐬𝐩𝐫𝐚𝐲 𝟗𝟗 𝐄𝐂, chú ý phun luân phiên và nên phun sáng sớm hay chiều mát. Thạc sĩ: Huỳnh Kim Ngọc. -------------- Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn Website: www.spchcmc.vn Youtube: www.youtube.com/bacsicaytrongspc Facebook: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN Zalo OA: zalo.me/bvtvsaigon1989 Hotline tư vấn kỹ thuật: 𝟎𝟐𝟖. 𝟑𝟕𝟕𝟑𝟎𝟔𝟗𝟗 - 𝟎𝟐𝟖. 𝟑𝟕𝟕𝟑𝟏𝟎𝟕 |
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp