Quy trình xử lý xoài ra hoa trái vụ bằng chế phẩm điều hòa sinh trưởng SAIGON-P1 15WP 09/07/2015

Nhiều nhà vườn chuyên trồng xoài ở các tỉnh ĐBSCL như: Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang… ngày nay đã biết cách sử dụng hóa chất điều tiết sinh trưởng Paclobutrazol và một số loại phân bón lá có chứa nhiều Lân và Kali để xử lý xoài ra hoa trái vụ, mục đích chính là bán được giá cao hơn để tăng lợi nhuận.

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp nông dân và các nhà vườn chuyên trồng xoài hiểu rõ thêm về các sản phẩm phân bón và hóa chất của Công ty CP Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn, đồng thời áp dụng vào trong quy trình xử lý xoài ra hoa trái vụ một cách hiệu quả nhất. 


GIAI ĐOẠN LÁ NON THÍCH HỢP ĐỂ XỬ LÝ SAIGON P1 CHO XOÀI

 

   

I. CÁCH XỬ LÝ SAIGON-P1 CHO CÂY XOÀI:

1. Dùng bàn chải sắt hoặc lưỡi dao cũ cạo sạch lớp địa y, rêu, vẩy mốc bám xung quanh vỏ trên thân cây từ mặt đất trở lên 30cm.

2. Dùng len hay cuốc, xẻng làm một rảnh chứa nước dưới đất sát gốc xoài.

3. Pha thuốc tùy theo đường kính tán cây vào 5 - 10 lít nước, tưới vào thân cây từ khoảng cao 50cm cho thuốc chảy dài xuống gốc và đọng vào rãnh.

4. Tùy theo giống, đường kính tán cây, tuổi cây… để tính lượng thuốc xử lý. Bình quân lon 1kg SAIGON-P1 xử lý được 15 gốc xoài trên 15 tuổi (khoảng 65g/gốc) hoặc 20 gốc xoài dưới 15 tuổi (50g/gốc).

 

LƯU Ý: 

Sau khi tưới SAIGON P1, cần tưới nước giữ ẩm liên tục trong 2-3 tuần để tăng hiệu quả hấp thu thuốc.

Không nên xử lý trên những cây còi cọc, sinh trưởng kém hoặc khi lá đã quá già.

Không nên xử lý liên tiếp quá 3 năm, cần nghỉ 1 – 2 năm chăm sóc, bón phân đầy đủ để cây hồi phục.

20-30 ngày sau khi xử lý SAIGON-P1, phun phân bón lá cao cấp MKP (0-52-34) nồng độ 0,5-1,0% (0,5-1kg/100lít nước) 2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để kích thích tạo mầm hoa.

Kế tiếp, khoảng 60 – 75 ngày sau khi xử lý SAIGON-P1, cần tiến hành phun MULTI-K 13-0-46 (KNO­3) 2 lần cách nhau 7 ngày (lần 1: nồng độ 2%; lần 2: nồng độ 1%) để phá vỡ miên trạng, kích thích hoa ra đồng loạt.

HAI LOẠI PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP DÙNG ĐỂ PHUN SAU KHI ĐÃ XỬ LÝ SAIGON P1 NHẰM GIÚP XOÀI TẠO MẦM HOA VÀ TRỔ BÔNG ĐỒNG LOẠT:
20-30 ngày: Phun phân bón lá MKP (0 – 52 – 34)
60-75 ngày: Phun phân bón lá Multi-K (13 – 0 -46)

    

TÓM TẮT CÁC BƯỚC ĐIỀU KHIỂN XOÀI RA HOA TRÁI VỤ: 

1. Chăm sóc, bồi dưỡng cây sau thu hoạch

Cắt tỉa cành tạo tán thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới tập trung.

Bón phân: giúp cho cây ra đọt mập và tập trung nhằm để cho việc ra hoa đậu trái sau này được tốt hơn. Có thể sử dụng phân NPK theo công thức 15-15-15 cùng với phân hữu cơ 10-15kg/cây. Còn tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước mà ta bón lượng phân cho phù hợp.

Tưới nước giúp cây hấp thụ phân tốt, nhanh ra đọt.

2. Ra lá non lần thứ I

Nếu đọt non phát triển không tốt (do bón phân không đủ lượng và đúng lúc) như ngắn, ốm yếu cần tiến hành phun bổ sung phân bón lá để cho đọt phát triển tốt.

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại đọt non, đặc biệt là bệnh thán thư, rầy sâu ăn lá, rệp và bọ trĩ.

3. Ra lá non lần thứ II

Sau khi ra lá non 15 - 20 ngày, tưới chế phẩm SAIGON-P1 (Paclobutrazol).

Chăm sóc cây như lúc ra lá non lần thứ I

4. Xử lý Paclobutrazol (SAIGON P1)

Liều lượng: 1-2g nguyên chất/1mét đường kính tán xoài.

Cây còn tơ xử lý ít hơn cây trưởng thành.

Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt xử lý hoá chất nhiều hơn cây cằn cổi.

Giống khó ra hoa như xoài cát Hoà Lộc, giống Pal-củn-xị hay giống ĐT15 (xòai Thái Lan) với lượng hóa chất phải nhiều hơn giống dễ ra hoa.

Không nên xử lý ra hoa đối với cây quá suy yếu do năm trước cho năng suất quá nhiều hay cây mới cho trái 1-2 năm.

Cách xử lý: pha lượng hóa chất đã tính theo đường kính tán xoài với 5-10 lít sạch, tưới trực tiếp vào gốc cây có đào sẳn rãnh.

Tưới giữ ẩm cho cây 3 tuần lễ để cây dễ hấp thu thuốc.

5. Kích thích ra mầm hoa sau khi tưới Paclobutrazol (SAIGON P1)

20-30 ngày sau khi xử lý Paclobtrazol, phun phân bón lá MKP (0-52-34) nồng độ 0,5-1,0% (0,5-1kg/100lít nước) 2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để kích thích tạo mầm hoa.

60-75 ngày Phun phân bón lá MULTI-K (13-0-46) ở nồng độ 2%  để kích thích ra cựa gà (cần ngưng tưới nước 15 ngày trước khi phun MULTI-K)

7-10 ngày sau phun MULTI-K lại lần 2 với nồng độ 1%.

SƠ ĐỒ XỬ LÝ XOÀI RA HOA TRÁI VỤ


 

   

                                                    CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN 

                                                                     KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG

 

 

 

Tin cùng loại

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi