Phân bón hữu cơ cho cây thanh long trong thời kỳ mới
30/05/2019
Thạc sỹ Trần Đồng Phước Cây thanh long là một trong những cây trồng chủ lực của các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, nhưng thị trường tiêu thụ thường không ổn định. Chính vì vậy, các tỉnh này bắt đầu xây dựng một số chương trình sản xuất thanh long sạch để có được sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn xuất khẩu sang các thị trường ổn định như Châu Âu, Mỹ… Làm tốt được việc này mới đảm bảo ổn định được giá thị trường đầu ra của sản phẩm. Cây thanh long cần nguồn dinh dưỡng rất lớn, cây cho trái liên tục vì thế yếu tố phân bón cần được chú trọng. Trong chương trình sản xuất thanh long sạch, ưu tiên sử dụng các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ và hữu cơ sinh học. Theo tập quán hiện nay, nhà nông sử dụng nguồn phân hữu cơ chưa hợp lý. Thông thường, nhà nông bón phân hữu cơ cho cây thanh long chỉ 1 lần vào đầu mùa mưa, với số lượng rất lớn từ 10kg đến 15kg/gốc, sau đó dùng phân NPK hay phân bón lá cho hết quy trình sản xuất. Nhà nông thường sử dụng phân bò để bón cho thanh long, tuy nhiên nguồn phân bò thường không ổn định, lúc có, lúc không, nên nhà nông chưa kiểm soát tốt được việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho vườn thanh long của mình. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh. Trong đó nguồn phân gà dần lấy được lòng tin của nhà nông bởi chất lượng cũng như chi phí sử dụng. Phân gà với hàm lượng hữu cơ cao thường từ 60% trở lên và chứa đầy đủ các nguyên tố trung vi lượng để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra, trong phân gà được bổ sung các vi sinh vật có lợi, giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu với dịch hại cũng như các yếu tố bất lợi của thời tiết. Theo Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp số 4/2016 của Trường Đại Học Nông Lâm – TP Hồ Chí Minh, trong một kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng phân hữu cơ đến tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita) hại cà tím tại Lâm Đồng” đã kết luận : “Bón phân gà đã làm giảm số lượng tuyến trùng trong đất, trong rễ, tỷ lệ nốt sưng và số nốt sưng thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức bón phân heo, phân dê, phân bò, phân hữu cơ thương phẩm và đối chứng không bón phân hữu cơ”. Hiện nay, công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đang phân phối dòng phân hữu cơ nguồn gốc phân gà nhập khẩu từ Nhật Bản ORGANIC YUKIMOTO với hàm lượng hữu cơ trên 60%, có bổ sung nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng. Với công nghệ hiện đại, phân gà được xử lý đúng tiêu chuẩn để cây trồng hấp thu ở mức nhanh nhất khi bón xuống đất. Vụ Đông xuân 2018, đội Bác sỹ cây trồng công ty đã kết hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Thuận triển khai bón thí điểm ở một số vườn thanh long. Kết quả rất tuyệt vời, cây thanh long sinh trưởng và phát triển vượt bậc so với vườn đối chứng bón phân theo tập quán cũ của nông dân. Kỹ thuật bón phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân gà cực kỳ đơn giản. Bón phân Organic Yukimoto 2 lần/vụ, với lượng bón 0,5 kg cho một lần bón vào mỗi gốc thanh long. Thời điểm bón phân lần 1 giai đoạn trước khi chong đèn, lần bón tiếp theo sau khi thanh long ra nụ hoa. Anh Mỹ - một nhà vườn tại Hàm Thuận Nam – Bình Thuận sau khi ứng dụng mô hình bón phân trên cho biết: Phân hữu cơ gà nhập khẩu từ Nhật Bản do Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn phân phối sử dụng rất ưng ý, cây trồng hấp thu dinh dưỡng nhanh, cành thanh long phát triển sung, đẹp. Thu hoạch trái có màu đẹp và trọng lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Quan trọng nhất là anh Mỹ đã tiết kiệm được chi phí bón NPK trong khi chỉ bón phân hữu cơ gà trong suốt quá trình. Anh đang giới thiệu cho các nhà vườn lân cận sử dụng sản phẩm phân gà Organic Yukimoto của công ty. Một số hình ảnh sử dụng trên thanh long:
|
Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.
Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp