Nhóm rệp sáp hại cây có múi
13/05/2016
- Tổng họ: Coccoidea - Bộ: Homoptera a. Thành phần giống gây hại: Nhóm này bao gồm những loài nói chung có kích thước rất nhỏ, gây hại bằng cách chích hút dịch cây trồng (trên lá, trái, cành, thân). Có nhiều loài Rệp Sáp hiện diện trên nhóm Cam, Quít, Bưởi, Chanh (Citrus), có thể chia Rệp Sáp ra làm 2 nhóm: + Nhóm Rệp Sáp Dính với các giống phổ biến như Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus và Saissetia. + Nhóm Rệp Sáp Bông với các giống và loài phổ biến như Pseudococcus, Planococcus và Icerya purchasi. b. Đặc điểm hình thái: Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, mầu sắc và kích thước khác nhau (Rệp Sáp Dính) hoặc lớp phấn trắng (Rệp Sáp Phấn còn gọi là rệp sáp bông).
Lớp vỏ của nhóm Rệp Sáp Dính có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng như ở nhóm Aonidiella, Lepidosaphes hoặc tạo thành vách da không thể tách khỏi cơ thể như ở nhóm Coccus hoặc Lecanium.
c. Đặc điểm sinh học: Quá trình phát triển của Rệp Sáp rất phức tạp, thành trùng Cái đều không cánh. Rệp Sáp Dính thường sống cố định (trừ tuổi 1 và thành trùng Ðực) tại một vị trí để chích hút và giao phối, sinh sản, vì vậy nhóm này còn được gọi là Rệp Dính. Trong nhóm Rệp Sáp Phấn, nhiều loài vào giai đoạn ấu trùng tuổi 1, 2 và 3 và cả thành trùng vẫn có thể di chuyển. Các loài Rệp Sáp đều có chu kỳ sinh truởng ngắn (đa số dưới 1 tháng trong điều kiện vùng ÐBSCL), khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, nếu điều kiện môi trường thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh. d. Đặc điểm gây hại: Gây hại bằng cách chích hút (ấu trùng và thành trùng Cái) lá, cành, trái, cuống trái. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng. Gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rầy tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Tại Ðồng Bằng sông Cửu Long, bước đầu đã ghi nhận có trên 16 loài Rệp Sáp hiện diện trên Cam, Quít, Chanh. Nhìn chung mặc dù hiện diện khá phổ biến nhưng mật số Rệp Sáp thường thấp nên chưa thấy gây hại đáng kể. Có thể là do trong điều kiện tự nhiên, Rệp Sáp có rất nhiều thiên địch (trong đó quan trọng nhất là các loài ong Ký sinh như các nhóm Encarsia, Aphytis, Metaphycus và các loài Bọ rùa), các loài thiên địch này có khả năng cao trong việc hạn chế sự bộc phát của Rệp Sáp. Việc bảo tồn thiên địch trong tự nhiên là điều kiện tiên quyết ngăn chặn sự bộc phát của Rệp Sáp trong điều kiện tự nhiên. Tại nhiều nước, người ta đã nuôi nhân và thả ong ký sinh để phòng trị Rệp Sáp trong các vườn Cam Quít. e. Biện pháp phòng trừ: Trong điều kiện tự nhiên, nhóm này chưa thấy hại đáng kể. Chỉ sử dụng thuốc khi mật số cao (5-10% trái bị nhiễm, khoảng 5 thành trùng/trái hoặc lá) và khi 5% số cây trong vườn bị nhiễm. Do cơ thể của các loài côn trùng thuộc nhóm này được phủ bởi sáp nên sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trị không phải là điều đơn giản và việc sử dụng thuốc hóa học không đúng có thể ảnh hưởng đến thiên địch của Rệp Sáp trong tự nhiên. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy một số loại thuốc hóa học tỏ ra có hiệu quả đối với Rệp Sáp khi không sử dụng liên tục một loại nhất định: Secsaigon 25EC, 50EC, Sairifos 585EC, Fenbis 25EC, Sago-Super 20EC… Nên sử dụng phối hợp thuốc hóa học nêu trên với Dầu khoáng SK EnSpray 99EC, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng của Dầu khoáng đối với cây trồng, phải tôn trọng nồng độ khuyến cáo khi phối trộn (0,25%). Chú ý: Phải pha thuốc với nước trước, pha dầu khoáng sau cùng. Sưu tầm và tổng hợp KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG
|
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp