![]()
Nấm Trichoderma là gì?
07/11/2015
Trichoderma spp. là nấm sống phổ biến trong đất, nơi có nhiều dinh dưỡng, chất hữu cơ… Đây là nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng với nhiều loại nấm hại gây bệnh cây trồng. Trichoderma spp sinh sống và phát triển mạnh ở vùng rễ, một số giống (strains) nếu được xử lý với hạt giống có thể sống trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ mọc sâu xuống dưới đất cả mét và tồn tại tới 18 tháng sau khi được xử lý
Hình 1: Nuôi cấy nấm Trichoderma harzianum dòng T-22 mọc trong môi trường nuôi cấy. Trong ảnh, quầng trắng không chứa các bào tử, trong khi quầng màu xanh mọc dầy đặc các bào tử T.harzianum (đính bào tử). Hình 2: Nấm Trichoderma phát triển trên bề mặt rễ. I. Nấm Trichoderma: Phân loạị: Trichoderma spp thuộc nhóm nấm Deuteromycetes (Nhóm nấm bất toàn - Fungi imperfecti), không có giai đoạn sinh sản hữu tính (*), sinh sản vô tính bằng những đính bào tử Conidia. Trichoderma, đến nay, đã xác định có ít nhất 33 giống, mỗi giống có những đặc tính riêng. Ở Việt Nam, Đại Học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm, Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học TP.HCM đã phân lập được một số giống: T. harzianum, T.viride, T.lignorum, T. koningii…
II. Nấm Trichoderma: Công dụng Ký sinh nấm hại (Mycoparasitism): Trichoderma có khả năng khống chế, cạnh tranh và tiêu diệt nhiều loại nấm gây bệnh thối rễ, chết rạp cây con, xì mủ… trên cây trồng như Pythium, Rhizoctonia, Fusarium, Phytophthora, Sclerotium…bằng cách tiết ra một enzym làm tan vách tế bào các loài nấm hại, sau đó xâm nhập và hấp thu các chất dinh dưỡng làm nấm hại bị chết. Cần lưu ý, tuy Trichoderma có khả năng kiểm soát nhiều loài nấm hại, nhưng một số giống chỉ kiểm soát một số bệnh hiệu quả hơn một số giống khác trên một số bệnh nhất định. Ngoài tác dụng diệt nấm, nhiều nghiên cứu cho thấy một số giống Trichoderma còn giúp thúc đẩy (turn on) “cơ chế tự phòng vệ” của cây chống lại các tác nhân gây bệnh khác.
Kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển: Một số giống Trichoderma giúp cây phát triển nhiều rễ, rễ mạnh nhiều hơn và mọc sâu hơn (sâu 1 m dưới mặt đất) nhờ đó giúp cây tăng cường tính chịu hạn và kháng đổ ngã… Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cho thấy trên rễ cây bắp có nấm Trichoderma giống T.22 cần ít hơn tới 40% đạm so với cây không có nấm Trichoderma.
Phân giải hữu cơ: Trichoderma spp được xem như nhà máy sản xuất phân hoá tố (enzymes) cellulase và nhiều phân hoá tố khác như chitinase, protease, pectinase, amylase… giúp phân giải chất xơ cellulose và các chất polysacharides khác như : chitin, lignin, pectin… do đó, Trichoderma thường được trộn chung với chất thải hữu cơ như vỏ đậu, vỏ cà phê, dư thừa thực vật sau thu hoạch để đẩy nhanh quá trình phân huỷ các chất hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng giúp cây hấp thu dễ dàng hơn. Cũng nhờ đặc tính nầy, Trichoderma còn được dùng trong công nghệ thực phẩm và nghành dệt (giúp vải mềm hơn), công nghệ chế biến thức ăn gia súc ( thức ăn dễ tiêu hoá hơn), khử mùi hôi ở các bãi rác, chuồng trại, xử lý đáy ao nuôi tôm, cá… Phân hữu cơ sinh học : Nhờ các đặc tính trên, Trichoderma thường được trộn với phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học… bón vào đất, để ngoài việc hạn chế bệnh hại, còn giúp: Cải tạo lý hoá tính giúp đất tơi, xốp hơn, nhiều chất mùn hơn, tăng độ phì. Giúp vi sinh vật có ích và vi sinh vật đối kháng có điều kiện phát triển. Hạn chế phân bón hoá học và thuốc BVTV. Giúp tăng cường khả năng phát triển hệ rễ (rễ nhiều hơn, mọc sâu hơn…). Công nghệ chuyển gen: Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma có tiềm năng ứng dụng to lớn trong công nghệ chuyển gen để sản xuất ra cây trồng có khả năng kháng bệnh. Tuy hiện nay chưa có gen nào đưa ra thương mại hoá, nhưng các gen nầy và các gen từ nhiều loại vi khuẩn có lợi khác được xem là nguồn nguyên liệu cơ bản để sản xuất ra cây trồng có khả năng kháng bệnh Một số gen có khả năng kháng bệnh sinh học lấy từ Trichoderma harzianum được “cấy” vào cây trồng giúp cây kháng được nhiều bệnh. Trong ảnh là cây thuốc lá và khoai tây được chuyển gen endochitinase từ Trichoderma thể hiện tính kháng bệnh cao với nấm Alternaria alternata (thuốc lá) và nấm Rhizoctonia solani (khoai tây). Tính mẫn cảm với thuốc trừ sâu : Trichoderma spp thể hiện tính kháng “bẩm sinh” với phần lớn hoá chất nông nghiệp bao gồm cả thuốc trừ bệnh, dù rằng một số giống thể hiện tính kháng có khác nhau. Tuy nhiên nhiều tài liệu khuyến cáo không dùng chung Trichoderma với Carbendazim, Benomyl.
|

Bắt đầu vào mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm khu vực Miền Đông - Tây Nguyên rất lớn. Ban ngày nhiệt độ khá nóng lên tới 35-38˚C, tuy nhiên về đêm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 18-20˚C. Với sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho cây sầu riêng.
Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào
Phân bón sinh học SPC - NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm, Lân, do đó phân SPC - NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa - kết trái, dướng trái, nuôi hạt....
Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.
Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.
Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…
Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.
Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, lạc (đậu phộng), khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch.
Bệnh thán thư gây khô cành khô quả thường phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành và khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.
Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp