Kinh nghiệm phòng trừ bệnh đốm nâu (nấm tắc kè) thán thư và thối nhũn
29/05/2018
Thạc sỹ Đồng Phước Mùa mưa đã gần đến với bà con nông dân vùng trồng thanh long Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, đi đến đâu cũng nghe câu chuyện xoay quanh bệnh đốm nâu (nấm tắc kè), câu chuyện càng căng thẳng hơn khi sản phẩm mà bà con nông dân đánh giá rất hiệu quả, tin dùng là SAIPORA 350SC do Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (viết tắt là SPC) sản xuất sẽ ngưng lưu thông trên thị trường từ tháng 1/2019 . Chính vì vậy, đội Bác sỹ cây trồng SPC đã ra sức triển khai nhiều thí nghiệm để tìm ra sản phẩm có thể thay thế SAIPORA 350SC, giúp nông dân có sự lựa chọn tốt nhất phòng trừ đốm nâu trên thanh long. Qua thí nghiệm ở nhiều nơi với nhiều vụ thanh long đèn cũng như thanh long chính vụ, đội Bác sỹ cây trồng SPC đã tìm được công thức phòng trừ bệnh đốm nâu rất hiệu quả, đó là sự phối hợp giữa thuốc Dipomate 430SC và Hạt vàng 250SC. Với công thức này không chỉ hiệu quả phòng trừ bệnh đốm nâu tốt mà còn hiệu quả trên các đối tượng khó phòng trừ khác là thán thư và thối nhũn thanh long (đối tượng rất khó phòng trừ vì vừa do nấm vừa do vi khuẩn gây ra). Công thức chúng tôi muốn nói đến là một tổ hợp gồm 2 sản phẩm: 100ml Dipomate 430SC + 40ml Hạt vàng 250SC cho bình phun 16 lít nước. Phun ít nhất 2 lần lập lại cách nhau 5-7 ngày tùy giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long.
Cả hai sản phẩm trên đều là dạng sữa rất mát cho cây trồng. Trong đó hoạt chất Mancozeb (DIPOMATE 430SC) có thế mạnh tiếp xúc ngăn chặn nấm bệnh lây lan và bổ sung thêm vi lượng (KẼM, MANGAN) để tăng khả năng chống chịu của cây trồng. Đồng thời, hoạt chất Iprodione (HẠT VÀNG 250SC) có phổ tác dụng rộng, phòng trừ nấm bệnh tốt, ngăn chặn nấm bệnh lây lan hiệu quả. Ngoài những tác dụng phòng trừ các đối tượng nấm gây hại cho cây trồng, tổ hợp trên còn có tác dụng tẩy trái sạch bệnh, màu vỏ trái tươi đẹp, mang lại giá trị thương phẩm cao. Nông dân Nguyễn Văn Lý - Hàm Trí - Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận cho biết: Hỗn hợp thuốc trên vừa hiệu quả phòng bệnh đốm nâu, vừa giúp cành thanh long xanh không bị vàng, thối như hằng năm khi mùa khô đến. Nông dân Đỗ Văn Hiền - Thị Trấn Ma Lâm - Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận cho biết: Hỗn hợp thuốc Dipomate 430SC và Hạt vàng 250SC hạn chế đốm nâu xuất hiện trên vườn và đặc biệt hiện tượng thối trái non sau khi rút râu hầu như không xảy ra, nhà tôi rất tâm đắc. Dưới đây là một số hình ảnh sau khi dùng tổ hợp hai sản phẩm DIPOMATE 430SC VÀ HẠT VÀNG 250SC mà đội Bác sỹ cây trồng SPC ghi lại Bệnh Thối nhũn Sau khi xử lý thuốc vết bệnh khô và cành phục hồi rất tốt, không lây lan
BệnhThối nhũn và nấm tắc kè trên cùng trụ thanh long Sau khi xử lý thuốc và chăm sóc cây phục hồi rất tốt,
Bà con nông dân có thể an tâm khi sản phẩm SAIPORA 350SC không còn lưu thông trên thị trường và hiện nay vẫn chưa có những sản phẩm đặc trị nấm tắc kè, thì đã có bộ sản phẩm DIPOMATE 430SC VÀ HẠT VÀNG 250SC thay thế một cách hiệu quả. (Kính mời quý bà con nông dân đón đọc phần hai của công thức DIPOMATE 430SC VÀ HẠT VÀNG 250SC đối với thán thư xoài). |
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp