Khắc phục hiện tượng lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
29/01/2016
I. HIỆN TƯỢNG LÚA BỊ NGỘ ĐỘC PHÈN: 1. Thời vụ: Bước vào vụ Hè Thu hàng năm, hiện tượng cây lúa bị ngộ độc phèn xảy ra rất phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. 2. Nguyên nhân: Do lượng mưa ít và phân bố không đều vào đầu vụ Hè Thu, nắng hạn kéo dài lại không chủ động nguồn nước tưới bổ sung, làm cho các tầng đất chứa vật liệu sinh phèn dễ bị Oxy hóa dẫn đến hiện tượng xì phèn thông qua các kẻ nứt và các mạch mao quản trong đất. Vào thời điểm này đất có độ pH rất chua, đồng thời nồng độ Fe2+ và Al3+ di động trong dung dịch đất cũng rất cao là nguyên nhân chính làm cho rễ lúa và cây lúa bị ngộ độc.
3. Triệu chứng: a. Triệu chứng ngộ độc phèn do sắt (Fe2+): Khi cây lúa bị ngộ độc phèn sắt (còn gọi là phèn nóng), triệu chứng thường thấy là cây lúa có màu hơi vàng, trên lá già xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, lan dần từ chóp lá trở xuống, dần dần cả lá trở màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam. Trường hợp bị nhiễm độc sắt nặng, tất cả các lá trở nên nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi. Nếu nhỗ bụi lúa lên kiểm tra sẽ thấy rễ thưa, ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo, Do sự kém phát triển của bộ rễ nên khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây bị hạn chế khiến cây lúa bị suy dinh dưỡng, nếu tình trạng này kéo dài cây lúa sẽ bị suy kiệt dần, chết rải rác hoặc từng chòm.
b. Triệu chứng ngộ độc phèn nhôm (Al3+): Phèn nhôm (còn gọi là phèn lạnh) ở nồng độ cao gây ngộ độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Ngộ độc nhôm trên lúa thường xuất hiện các biểu hiện ở những lá già trước. Đặc trưng biểu hiện là những vệt vàng lục hoặc màu trắng lục trên các gân lá. Cây lúa còi cọc. Rễ phát triển chậm và biến dạng dẫn đến khả năng hút nước và dinh dưỡng kém. Nhôm là ion gây độc bậc nhất trong đất phèn.
II. HIỆN TƯỢNG LÚA BỊ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ (bị nghẹt rễ): 1. Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí ức chế sự hô hấp của rễ lúa. Thường là do nông dân sản xuất liên tục trên một thửa ruộng, rơm rạ của vụ trước bị vùi trong đất phân hủy trong điều kiện yếm khí tiết ra các chất độc gây hại cho lúa vụ sau (các chất độc hữu cơ đó là phenolic, hydro sulfic, khí metan, các axit hữu cơ làm tăng độ chua của đất). Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, đất còn lẫn rơm rạ chưa phân hủy … 2. Triệu chứng: Khi bệnh mới phát sinh thì ngọn lá lúa biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, lá lúa có khuynh hướng dựng đứng. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh. Hiện tượng này thường xảy ra khi lúa được 15- 30 ngày tuổi sau khi sạ cấy.
III. THIỆT HẠI DO NGỘ ĐỘC PHÈN – NGỘ ĐỘC HỮU CƠ: Ngoài diện tích phải sạ hay cấy lại do tỷ lệ lúa chết quá cao, phần lớn diện tích lúa bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc hữu cơ đều dẫn đến sự sinh trưởng kém, lúa mọc thưa thớt và cho năng suất thấp, gây thiệt hại đến thu nhập của bà con chuyên sống bằng nghề trồng lúa.
IV. CÁCH KHẮC PHỤC: Bước 1: Đối với ngộ độc phèn: Cho thêm nước sạch vào ruộng để làm loãng độ độc của Fe và Al trong đất, đồng thời ngăn không cho đất tiếp tục bị Oxy hoá dẫn đến hiện tượng xì phèn. Nếu có điều kiện nên tháo bỏ nước cũ và thay bằng nước mới sẽ có tác dụng rửa phèn tốt hơn, thay nước được nhiều lần càng tốt. Đối với ngộ độc hữu cơ: Vào 10 - 20 ngày sau khi sạ, nếu thấy chóp lá lúa bị vàng hoặc đỏ, nhổ lúa để quan sát rễ. Nếu thấy rễ thúi đen thì phải tháo cạn nước trong ruộng ra, đánh rảnh để tháo thật hết nước nơi trũng để loại bỏ các khí độc, chất độc đang có trong nước. Cho nước mới ngoài kinh rạch vào ruộng. Bước 2: Bón 50kg phân Calcium Nitrate /ha để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, trung hòa các axit hữu cơ, Fe2+…giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc và kích thích tế bào phát triển dài ra. Sau khi bón Calcium Nitrate khoảng 5 ngày nên thay nước mới để xả phèn và các chất độc còn tồn lại trong nước. Phân bón gốc Calcium Nitrate có chứa 15,5% chất đạm và 26,5% chất Canxi ở dạng hoà tan nhanh (CaO) nên có tác dụng giải độc phèn nhanh và tốt hơn so với phương pháp bón vôi thông thường.
Để giúp bộ rễ mau phục hồi, cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa sinh trưởng trong thời gian bộ rễ chưa phục hồi, bà con cần kịp thời phun thêm phân bón lá cao cấp của SPC theo 2 cách như sau: CÁCH 1: Phun phân bón lá MKP và Multi-K 2 lần cách nhau 5-7 ngày với liều lượng 120g phân MKP cộng với 120g Multi-K cho bình máy 25 lít nước, phun 1,5 bình cho 1.000m2 vào lúc trời mát. Phân bón lá MKP có tên đầy đủ là Mono Potassium Phosphate có chứa 52% chất lân và 34% chất Kali. Do có chứa hàm lượng lân rất cao, phân MKP có tác dụng kích thích cây lúa ra các rễ mới thay thế cho những rễ cũ đã bị tổn thương. Phân bón lá Multi-K có công thức là 13 – 0 – 46, chứa 13% chất đạm và 46% kali, còn gọi là phân KNO3 hay Potassium Nitrate, có tác dụng cùng với phân MKP cung cấp nhanh chóng chất đạm, chất lân và kali dễ tiêu cho cây thông qua bộ lá, nhằm duy trì sự sinh trưởng của lúa trong thời gian bộ rễ chưa kịp phục hồi.
CÁCH 2: Phun phân bón lá Poly-feed 19-19-19 hai lần cách nhau 5-7 ngày với liều lượng 60-80g cho bình máy 25 lít nước. Phun 1,5 bình cho 1.000m2 vào lúc trời mát. Phân Poly-feed 19-19-19 là loại phân bón lá rất cao cấp vì có chứa đầy đủ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N=19%, P2O5=19%, K2O=19%) và 6 loại vi lượng thiết yếu là Cu, Fe, Zn, Mn, B và Mo. Sau khi phun phân bón lá 5 – 7 ngày, nhổ bụi lúa lên quan sát, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi, cây lúa đã vượt qua tình trạng bị ngộ độc phèn hoặc ngộ độc hữu cơ. Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa. Bốn sản phẩm phân bón Calcium Nitrate, Poly-feed 19-19-19, MKP và Multi-K được sản xuất bởi công ty Haifa của Israel, do công ty SPC phân phối trong thời gian qua đã được nhiều bà con nông dân sử dụng, ngoài việc mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế thiệt hại khi cây lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ nói riêng, các loại phân trên còn được ứng dụng rộng rải trong sản xuất nông nghiệp nói chung, giúp nâng cao năng suất và chất lượng cho cho nhiều loại cây trồng. CÔNG TY CỔ PHẦN BVTV SAIGON KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG
|
Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.
Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.
Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp