Giới thiệu chế phẩm sinh học BIMA 01/09/2016

BIMA NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững, các loại phân bón - thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học luôn được xã hội đề cao, được các nhà khoa học các Viện – Trường tập trung nghiên cứu và phát triển, bà con nông dân cũng ngày càng quan tâm và sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ - sinh học trên đồng ruộng của mình.

Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM với chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học BIMA có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ và có nhiều công dụng hữu ích khác, được dùng cho các loại cây trồng.

Công ty CP Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn hiện nay là nhà phân phối chế phẩm sinh học BIMA, đóng gói dạng lon nhựa 500g. Bài viết này nhằm giúp các đại lý và bà con nông dân trên cả nước nhận diện được sản phẩm, đồng thời hiểu rõ đặc điểm, tính năng cũng như biết cách sử dụng chế phẩm sinh học BIMA được hiệu quả hơn. 

THÀNH PHẦN:

·      Các chủng nấm Trichoderma: 5 x 106 bào tử/gam.

·      Hữu cơ: 50% -  Độ ẩm < 30%.

CÔNG DỤNG:

1.   Chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt, khống chế và ngăn ngừa hữu hiệu các loại nấm bệnh hại cây trồng gây bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết yểu, héo rũ như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp, Sclerotium rolfsii,…

2.   Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.

3.   Sinh tổng hợp các enzyme cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase nên có khả năng phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin,… trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng dễ tiêu, giúp cây trồng hấp thu được dễ dàng.

4.   Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất tơi xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.

5.   Giảm bớt việc sử dụng các phân bón hoá học và thuốc trừ sâu hoá học độc hại.

6.   Có thể sử dụng kết hợp với một số chế phẩm vi sinh khác như biolactyl, subtyl, … để sản xuất chế phẩm Microfost phân hủy phân hầm cầu, và xử lý đáy ao hồ nuôi tôm cá, khử mùi hôi ở bãi phân, chuồng trại, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phối trộn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, tăng cường khả năng chống nấm bệnh gây hại hệ thống rễ cây trồng và cải tạo đất

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

1.   Bón trực tiếp cho cây trồng:

CÂY TRỒNG

LIỀU LƯỢNG

CÁCH BÓN

Bầu ươm cây con

1 – 2 kg/m2

giá thể ươm cây

Trộn đều với giá thể ươm trước khi vô bầu

Cây rau màu (Cà chua, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, ớt, rau cải các loại…)

3 – 6 kg/1.000m2

* Trộn với phân hữu cơ để bón đất trước khi trồng.

* Bón thúc bổ sung 1 – 2 lần/vụ.

Cây công nghiệp (Cà phê, tiêu, điều).

Cây ăn trái (Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài…)

4 – 8 kg/1.000m2

* Trộn với phân hữu cơ bón 1 – 2 lần/năm.

* Bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây.

    Có thể dùng để tưới: Hòa 1kg chế phẩm BIMA với 200 lít nước, tưới cho 300 – 400m2 rau màu. Tưới cho cây công nghiệp, cây ăn trái 2 - 3 lít/gốc.

     Bón bổ sung 5 - 6 tháng/lần, những lần bón bổ sung sau giảm 50% so với liều bón lần đầu.

 2.   Quy trình ủ phân chuồng, xác bã thức vật (vỏ cà phê, rơm rạ,…)

 -    Cứ 3 – 4kg chế phẩm BIMA, 20 – 30kg Super lân trộn với 1 tấn phân chuồng, xác bã thực vật.

 -    Phun dung dịch urê (1kg urê/100 lít nước) vào đống ủ cho ướt đều, độ ẩm đạt 50 – 55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được).

 -    Đảo trộn và đậy bạt, sau 4 – 5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60oC. Tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm.

 -    Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50 – 55%. Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp đến 30 ngày sau thì phân hoai hoàn toàn, có thể đem sử dụng. Đối với xác bã thực vật (vỏ cà phê, rơm rạ…) thời gian ủ có thể kéo dài từ 45 – 60 ngày.

 -    Sản phẩm phân hữu cơ thu được có thể trộn với phân NPK, urê, super lân, kali và các loại tro trấu. 

             KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG

                                                                                CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN

 

Tin cùng loại

Bắt đầu vào mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm khu vực Miền Đông - Tây Nguyên rất lớn. Ban ngày nhiệt độ khá nóng lên tới 35-38˚C, tuy nhiên về đêm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 18-20˚C. Với sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho cây sầu riêng.

Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào

Phân bón sinh học SPC - NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm, Lân, do đó phân SPC - NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa - kết trái, dướng trái, nuôi hạt....

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi,  rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.

Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.

Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.

Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, lạc (đậu phộng), khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch.

Bệnh thán thư gây khô cành khô quả thường phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành và khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.

Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi