Cỏ dại và biện pháp phòng trừ
27/05/2016
I. KHÁI NIỆM VỀ CỎ DẠI Cỏ dại là các loài thực vật mọc ở nơi mà con người không cần đến. Một loài thực vật có thể là cỏ dại ở nơi này nhưng nó là cây có ích về việc cung cấp chất dinh dưỡng hoặc dưỡng liệu cho con người ở nơi khác. II. TÁC HẠI CỦA CỎ DẠI 1/ Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng Cỏ dại cạnh tranh với cây trồng về anh sáng, dinh dưỡng và nước làm cho cây trồng không dủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất của nông sản cũng giảm sút. 2/ Cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ cùng họ, bộ hay có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh. Ngoài việc làm ký chủ, cỏ dại còn tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho sự phát triển của sâu bệnh. Ruộng có nhiều cỏ thì ẩm độ và nhiệt độ cũng thay đổi, thường thuận lợi hơn cho sâu bệnh phát triển. 3/ Cỏ dại có thể chứa chất độc gây hại: Có những loại cỏ dại có thể chứa chất độc làm ảnh hưởng tới cây trồng. Thuờng những loại cỏ này có thể chứa những chất độc như acid cyanhydric, các alkaloid hoặc oxalate. 4/ Cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm. Việc trừ cỏ dại phải tốn thêm cộng và những phương tiện máy móc, nhiên liệu, hoá chất đã làm tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp. 5/ Cỏ dại làm ảnh hưởng tới giao thông: Cỏ dại trên sông và các công trình thủy lợi làm cản trở sự đi lại của tàu bè, ảnh hưởng đến sự dẫn nước vào ruộng. III. PHÂN LOẠI CỎ DẠI Cỏ dại có thể được phân loại theo nhiều cách: theo chu kỳ sinh trưởng, theo địa hình, theo phương thức sinh sống, theo mức độ độc hại, theo hình thái, theo đặc điểm loại thưc vật v.v… 1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Theo cách phân loại này, tại các vùng nhiệt đới có hai nhóm cỏ: cỏ hằng niên và cỏ đa niên. Cỏ hằng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hột giống,nảy mầm tới hột giống) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng. Cỏ đa niên: là những cỏ sống lâu hơn một năm. Hàng năm, số lần ra hoa kết trái có thể thay đổi từ không đến vài lần tuỳ theo điều kiện sinh sống.Cỏ đa niên thường rất khó diệt vì một số đặc điểm hình thái và sinh lý của chúng như: độ dài của củ, của nhánh, của thân ngầm và của rễ thân bò trên mặt đất; rễ phát triển sâu nên khó bị diệt bởi các biện pháp làm đất; khả năng sinh sản vô tính mạnh 2. Phân loại theo phương thức sinh sống Theo cách phân loại này, cỏ dại được xếp thành nhóm cỏ tự dưỡng và nhóm cỏ ký sinh. Phần lớn cỏ dại nằm trong nhóm thứ nhất, chúng có đủ các cơ quan dinh dưỡng như rễ để hút nước và muối khoáng, thân lá để quang hợp… 3. Phân loại theo hình thái Cỏ dại có thể được phân loại theo hình thái thành cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm). Cỏ một lá mầm có những đặc tính chung như: lá thường hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác trên như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm và mỏng. Cỏ hai lá mầm thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm, ít lông; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài. 4. Phân loại theo hệ thực vật. Cách phân loại này tương đối dễ sử dụng trong thực tế. Theo cách phân loại này, cỏ dại được xếp thành ba nhóm: nhóm cỏ hoà bản, nhóm cỏ chác lác, và nhóm cỏ lá rộng. a/ Nhóm cỏ hoà bản: ĐẠI DIỆN NHÓM CỎ HÒA BẢN
Đặc điểm nhận dạng: Thân: thường tròn, bọng bên trong Lá: dài, bản lá hẹp, gân lá song song. Lá mọc cách đính trên thân theo hai hàng . b/ Nhóm cỏ chác lác: NHÓM CỎ CHÁC LÁC
Thân: thường cứng, không bọng, đặc, có góc cạnh hình tam giác. Lá: dài, hẹp, gân lá song song như cỏ hoà bản, lá đính trên thân theo ba hàng xoay hình trôn ốc c/ Nhóm cỏ lá rộng: NHÓM CỎ LÁ RỘNG
Lá: bản lá thường rộng hơn cỏ hoà bản và nhóm cỏ lác, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau: chân chim, màng nhện v.v… IV. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CỎ DẠI 1/ Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản: Cây trồng thường chỉ có một hình thức sinh sản: hoặc chỉ vô tính hoặc chỉ hữu tính trong khi đó ở cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản hơn. Ví dụ: cỏ gấu, cỏ tranh có hai hình thức sinh sản: bằng thân ngầm và bằng hột. cỏ gà có tới ba hình thức sinh sản: bằng hột, bằng thân bò và bằng thân ngầm. 2/ Cỏ dại có số hột và số mầm ngủ sinh sản rất nhiều 3/ Cỏ dại có tính dễ rụng và có nhiều hình thức lan truyền Sau khi chín hột cỏ dại dễ rơi khỏi cây và rụng xuống đất. Hiện tượng này kèm theo đặc tính chín không đều làm cỏ dại kéo dài thời gian phóng thích hạt. Cỏ dại có nhiều con đường lan truyền: theo gío, theo nước, động vật, gia súc, con người, hạt giống, nông cụ v.v… V. SỰ SINH SẢN CỎ DẠI 1/ Sinh sản hửu tính: Hầu hết cỏ dại đều có kết hạt, hạt cỏ là một trong những phương tiện di truyền của cỏ. 2/ Sinh sản vô tính: Rất nhiều cỏ đa niên sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở cỏ là: Sinh sản qua thân bò trên mặt đất: mỗi đầu dây sẽ cho ra một cây con, cây này sẽ mọc rễ và bám vào đất. Từ cây con này sẽ mọc ra một thân bò, bò được một khúc lại cho ra một cây con mới ( rau má, me đất v.v…) Sinh sản qua thân rễ, thân ngầm: Loại cỏ này có thân ngầm mọc, phát triển ở dưới mặt đất. Đó là các loại cỏ gà, cỏ tranh, cỏ gừng v.v… Sinh sản qua củ: một số loại cỏ như cỏ gấu có thân ngầm phình to thành những củ, trên củ có những mầm ngủ lồi lên ở trong những hốc. Trên củ có thể mọc ra rễ và những dải thân ngầm mới. Tại những dải thân ngầm này lại có những chỗ phình to ra thành củ. Sinh sản qua thân hành. Sinh sản qua các mầm ngủ trên lá hoặc trên chồi. VI. PHÒNG TRỪ CỎ DẠI 1. Biện pháp phòng ngừa: Dùng hạt giống không lẫn hạt cỏ. Nông cụ phải sạch hạt v à thân cỏ. Bờ ruộng, kênh, mương cần sạch cỏ. Gia súc trâu bò nên đưa xa khỏi ruộng sản xuất vì hạt cỏ trong hệ thống tiêu hoá và phân gia súc không mất sức nẩy mầm. Không để cỏ tạo hạt trên ruộng sản xuất (nhổ cây cỏ còn sót lại sau khi dùng thuốc diệt cỏ) 2. Biện pháp tiêu diệt Biện pháp canh tác: nhổ cỏ bằng tay, làm đất, đốt đồng, sử dụng nước thích hợp Biện pháp sinh học: dùng thảm thực vật, dùng động vật; ngổng, bò, cừu, cá Dùng phương pháp hoá học: việc sử dụng thuốc trừ cỏ hiện nay rất phổ biến ở các nước và được coi là biện pháp diệt trừ cỏ hữu hiệu nhất. Ưu điểm: Không cực nhọc, vất vả như các biện pháp khác Có tính chuyên biệt nên ít ảnh hưởng tới cây trồng Có thể sử dụng vào nhiều thời điểm khác nhau Ít tốn công lao động, sử dụng nhanh chóng trên diện rộng Giảm xói mòn đất đai. Nhược điểm: Đòi hỏi phải thành thạo trong việc sử dụng thuốc Cần phải có dụng cụ chuyên dùng Có thể gây thiệt hại cho các cây trồng lân cận Có thể tạo ra tính kháng thuốc ở cỏ dại
ThS. Ký Văn Ngọt
|
Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.
Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp