Chế phẩm điều hòa sinh trưởng SAIGON-P1 15WP 05/01/2015

Ngày nay, để tránh tình trạng “được mùa, mất giá” nhà nông thường dùng hóa chất Paclobutrazol để điều khiển cây ăn trái ra hoa trái vụ như cây xoài, sầu riêng, cam, quýt, mận… Ngoài ra còn sử dụng Paclobutrazol để khống chế chiều cao cây, giúp tăng đẻ nhánh và  phòng tránh đổ ngã đối với một số loại cây ngắn ngày như lúa, đậu phộng. 

Nhằm giúp bà con hiểu rõ thêm về Paclobutrazol và biết cách sử dụng hóa chất này một cách hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con chế phẩm điều hòa sinh trưởng có tên thương mại là SAIGON-P1 15WP, nguyên liệu được sản xuất từ Trung Quốc, do Công Ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đóng gói và phân phối. 

I. ĐẶC TÍNH LÝ HÓA CỦA SAIGON-P1 15%: 

Thành phần hoạt chất: Paclobutrazol

Hàm lượng hoạt chất: 15%

Công thức: C15H20ClN3O

Dạng chế phẩm: Bột thấm nước.

Màu trắng, mùi hôi.

Không cháy nổ trong điều kiện thường.

pH:  6 – 6,5

Không ăn mòn kim loại và nhựa.

Không tương thích với chất kiềm mạnh. 

II. NHÓM ĐỘC (WHO): IV 

Không độc với cá và động vật thủy sinh, không độc với ong và chim.

Không kích thích mắt, da, kể cả niêm mạc.

LD 50 cấp tính qua miệng thỏ đực: > 5.600 mg/ kg thể trọng (bw), thỏ cái 6.266 mg/ kg bw.

LD 50 cấp tính qua miệng chuột đực > 13.333 mg/kg bw, chuột cái 8.666 mg/kg bw.

LD 50 cấp tính qua da của thỏ và chuột > 6666 mg/kg bw. 

III. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA PACLOBUTRAZOL: 

Sau khi vào cây, thuốc có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp Gibberellin trong cây, vì vậy làm hạn chế sự kéo dài tế bào cây, giúp hạn chế chiều cao cây. Đồng thời thuốc  còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hoá mầm hoa và kích thích cây ra hoa trái vụ.  

IV. CÔNG DỤNG: 

SAIGON-P1 chứa 15% Paclobutrazol là chất thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng, có tác dụng hạn chế tăng trưởng mầm lá, đẩy nhanh quá trình hình thành và phân hóa mầm hoa. 

SAIGON-P1 rất hiệu quả trong xử lý xoài ra hoa trái vụ, cho trái sớm, làm giảm hiện tượng ra trái cách năm hoặc cho trái không ổn định.  

SAIGON-P1 cũng có tác dụng đối với các loại cây ăn trái khác như: Sầu riêng, chôm chôm, vải, cam, quýt, bưởi, mận… giúp tạo trái mùa nghịch hoặc ra hoa đồng loạt trong mùa thuận. 

SAIGON-P1 làm tăng số cành mang trái, hạn chế rụng trái nên làm tăng số trái trên cây, cho năng suất thu hoạch cao. 

SAIGON-P1 cũng được dùng để khống chế phát triển chiều cao cây, giúp tăng đẻ nhánh và phòng tránh đổ ngã đối với lúa, đậu phộng. Thuận tiện cho thu hoạch lúa bằng máy. 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

 

Cây trồng

Công dụng

Liều dùng

Cách sử dụng

Cây xoài

Kích thích ra hoa

8 – 10g cho 1m đường kính tán cây

Pha lượng thuốc vào 10-20 lít nước, tưới vào gốc khi đợt đọt non cuối được 3 tuần tuổi, lá có màu xanh đọt chuối.

Sầu riêng

50-80g/8L nước

Khi đọt non ra lần thứ 2 có màu lụa chuyển xanh thì xử lý. Phun ướt đều 2 mặt lá.
Cần kết hợp rút cạn nước trong mương và phủ nilon che gốc để tạo khô hạn 7 – 14 ngày.

Lúa

Hạn chế chiều cao, tăng đẻ nhánh, giảm đổ ngã

 

20g/bình 8 lít nước

Phun 25-30 ngày và 40-50 ngày sau khi gieo (sạ). Phun 4 bình/1.000m2

Đậu phộng

10g/bình 8 lít nước


Lưu ý:

Lúa và đậu phộng phun đều lên lá. Ngưng xử lý thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày.

Xoài và sầu riêng nên xử lý thuốc 1 năm, nghỉ 1-2 năm. Bón phân đầy đủ. 

VI. CÁCH XỬ LÝ SAIGON-P1 CHO CÂY XOÀI: 

Dùng bàn chải sắt hoặc lưỡi dao cũ cạo sạch lớp địa y, rêu, vẩy mốc bám xung quanh vỏ trên thân cây từ mặt đất trở lên 30cm. 

Dùng len hay cuốc, xẻng làm một rảnh chứa nước dưới đất cách gốc 50cm. 

Pha thuốc tùy theo đường kính tán cây vào 10 - 20 lít nước, tưới vào thân cây từ khoảng cao 50cm cho thuốc chảy dài xuống gốc và đọng vào rãnh. 

Tùy theo giống, đường kính tán cây, tuổi cây… để tính lượng thuốc xử lý. Bình quân lon 1kg SAIGON-P1 xử lý được 15 gốc xoài trên 15 tuổi (khoảng 65g/gốc) hoặc 20 gốc xoài dưới 15 tuổi (50g/gốc). 

LƯU Ý:

Sau khi xử lý SAIGON-P1 khoảng 75 – 90 ngày, cần tiến hành phun MULTI-K 13-0-46 (KNO­3) 2 lần cách nhau 7 ngày (lần 1: nồng độ 2%; lần 2: nồng độ 1%) để phá vỡ miên trạng, kích thích hoa ra đồng loạt.

Cần tưới nước giữ ẩm trong 2 tuần để tăng hiệu quả hấp thu thuốc.

Không nên xử lý trên những cây còi cọc, sinh trưởng kém hoặc khi lá đã quá già.

Không nên xử lý liên tiếp quá 3 năm, cần nghỉ 1 – 2 năm chăm sóc, bón phân đầy đủ để cây hồi phục. 

VII. QUY TRÌNH ĐIỀU KHIỂN XOÀI RA HOA TRÁI VỤ:

1.   Chăm sóc, bồi dưỡng cây sau thu hoạch

Cắt tỉa cành tạo tán thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới tập trung.

Bón phân: giúp cho cây ra đọt mập và tập trung nhằm để cho việc ra hoa đậu trái sau này được tốt hơn. Có thể sử dụng phân NPK theo công thức 15-15-15 cùng với phân hữu cơ 10-15kg/cây. Còn tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước mà ta bón lượng phân cho phù hợp.

Tưới nước giúp cây hấp thụ phân tốt nhanh ra đọt.

2.   Ra lá non lần thứ I

Nếu đọt non phát triển không tốt (do bón phân không đủ lượng và đúng lúc) như ngắn, ốm yếu cần tiến hành phun bổ sung phân bón lá để cho đọt phát triển tốt. 

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại đọt non, đặc biệt là bệnh thán thư, rầy sâu ăn lá, rệp và bọ trĩ.

3.   Ra lá non lần thứ II

Sau khi ra lá non 15 - 20 ngày, tưới chế phẩm SAIGON-P1 15% (Paclobutrazol).

Chăm sóc cây như lúc ra lá non lần thứ I

4.   Xử lý Paclobutrazol

Liều lượng: 1-2g nguyên chất/1mét đường kính tán xoài.

Cây còn tơ xử lý ít hơn cây trưởng thành.

Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt xử lý hoá chất nhiều hơn cây cằn cổi.

Giống khó ra hoa như xoài cát Hoà Lộc, giống Pal-củn-xị hay giống ĐT15 (xòai Thái Lan) với lượng hóa chất phải nhiều hơn giống dễ ra hoa.

Không nên xử lý ra hoa đối với cây quá suy yếu do năm trước cho năng suất quá nhiều hay cây mới cho trái 1-2 năm.

Cách xử lý: pha hóa chất với 10-20 lít sạch, tưới trực tiếp vào gốc cây có đào sẳn rãnh.

Tưới giữ ẩm cho cây 3 tuần lễ để cây dễ hấp thu thuốc.

Sau đó phun phân MKP (0-52-34) nồng độ 0,5-1,0% (0,5-1kg/100lít nước) 2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

5.   Kích thích ra mầm hoa sau khi tưới Paclobutrazol 75 – 90 ngày.

Ngưng tưới nước 15 ngày trước khi kích thích ra hoa bằng phân bón lá MULTI-K.

Khi lá của chồi ngọn có hai mép dợn sóng, xòe ra không còn túm như đọt còn non.

Phun MULTI-K (KNO3) ở nồng độ 2-2,5%

7-10 ngày sau phun hóa chất MULTI-K lại lần 2 với nồng độ giảm 50%.

 

  KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG

Tin cùng loại

Phân bón lá Sinh học 𝐒𝐏𝐂 - 𝐍𝐏𝐊 𝟓-𝟓-𝟏𝟓 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…

Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi,  rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.

Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.

Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.

Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, lạc (đậu phộng), khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch.

Bệnh thán thư gây khô cành khô quả thường phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành và khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.

Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.

Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi