CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CAO SU 25/09/2024

 

CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CAO SU

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng.

Tại nước ta, cây cao su được trồng từ Nam ra Bắc, cho nên công tác BVTV ngày càng đóng vai trò cần thiết nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do bệnh, côn trùng và cỏ gây ra.

💥 MÔI TRƯỜNG VÀ BỆNH CAO SU

Mỗi loại nấm bệnh đều cần có những điều kiện môi trường thích hợp riêng biệt cho sự phát sinh và phát triển

 Nhiệt độ: Mỗi loại có phạm vi riêng

 Ẩm độ: Đa số cần ẩm độ cao

 Ánh sáng: Giảm tác hại ký sinh

 Lượng mưa: Tùy thuộc từng loại nấm

 Tuổi cây: Một số gây hại trong mọi giai đoạn, số còn lại chỉ thích hợp từng lứa tuổi riêng.

💥 CÁC LOẠI BỆNH CHÍNH

 Bệnh phấn trắng: Cao su khai thác.

 Bệnh héo đen đầu lá: KTCB năm 1-2, vườn nhân, ươm.

 Corynespora: tất cả giai đoạn sinh trưởng.

 Bệnh rụng lá mùa mưa: Cao su khai thác.

 Bệnh đốm tròn: Cao su KTCB và khai thác.

 Botryodiplodia: Cao su KTCB và khai thác

 Nấm hồng: 3-8 năm tuổi, Đông Nam Bộ.

 Bệnh loét sọc mặt cạo: Cao su khai thác.

💥 BỆNH PHẤN TRẮNG

Phân bố

 Gây hại cho cây cao su ở mọi lứa tuổi từ vườn nhân, ươm đến vườn cây cao su khai thác và nặng nhất vào giai đoạn ra lá mới. Vùng có cao trình trên 300 m bệnh trở nên nặng hơn do nhiệt độ thấp và thường xuyên có sương mù (Tây Nguyên xảy ra từ tháng 11-4 hàng năm).

 Làm rụng lá nhiều lần dẫn đến chậm thời gian khai thác và giảm sản lượng ở vườn cao su kinh doanh, chậm sinh trưởng và làm chết cây ở vườn cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) cũng như ở vườn nhân và ươm.

Tác nhân

 Do nấm Oidium heveae Steinm,. Loại ký sinh bắt buộc (chỉ sống và phát triển trên cây ký chủ là cây cao su).

 Hơn nữa, nấm còn tấn công chồi non và hoa gây chết chồi và giảm tỷ lệ đậu trái.

Triệu chứng

 Lá có màu nâu và xanh nhạt là giai đoạn mẫn cảm nhất (1-10 ngày), sẽ bị rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, sau giai đoạn này lá không bị rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lỗ có màu nâu trên phiến lá.

 Sau khi bị nấm xâm nhiễm 7-10 ngày, nhiều bào tử hình thành trên vết bệnh có bột màu trắng ở hai mặt lá và nhiều trên mặt dưới lá. Lá rụng từng lá chét một để trơ cuống, sau đó những cuống này cũng bị rụng. Nếu lá không bị rụng, toàn bộ phiến lá bị biến dạng và chuyển qua màu vàng nhạt.

 Bệnh làm rụng lá nhiều lần gây chết cành nhất là đối với vườn ươm và vườn KTCB, cũng như giảm sinh trưởng và sản lượng, do việc cạo lại chậm bởi mất diện tích quang hợp và cây tập trung dinh dưỡng để tái tạo tầng lá mới.

Phòng trị

 Tham khảo các sản phẩm như 𝐒𝐀𝐈𝐙𝐎𝐋𝐄 𝟓𝐒𝐂𝐒𝐔𝐋𝐎𝐗 𝟖𝟎𝐖𝐏𝐒𝐀𝐈𝐏𝐎𝐑𝐀 𝐒𝐔𝐏𝐄𝐑 𝟑𝟓𝟎𝐒𝐂𝐒𝐀𝐆𝐎 𝐏𝐄𝐑𝐅𝐄𝐂𝐓 𝟑𝟐𝟎𝐒𝐂 (xem HDSD trên bao bì), Lưu ý: chỉ phun thuốc trong thời gian trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối).

Ths. Phan Thành Dũng

Nguyên Viện Trưởng Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Chuyên viên Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn    

---------------------------------------------

Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn

Website: www.spchcmc.vn

Youtube: www.youtube.com/bacsicaytrongspc

Facebook: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN

Zalo OA: zalo.me/bvtvsaigon1989

Hotline tư vấn kỹ thuật: 𝟎𝟐𝟖𝟑𝟕𝟕𝟑𝟎𝟔𝟗𝟗 - 𝟎𝟐𝟖𝟑𝟕𝟕𝟑𝟏𝟎𝟕

Tin cùng loại

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Nông nghiệp đô thị là một khái niêm không mới, nhưng phổ biến thời gian gần đây. Thực tế hiện nay ở các thành phố lớn, người dân thành thị có nhu cầu trồng hoa cảnh trước sân nhà

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao. Thị trường tiêu thụ sầu riêng hiện nay đang rộng mở, nguồn lợi đem lại từ xuất khẩu sầu riêng của nước ta là rất lớn

Xoài là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào khả năng đầu tư kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Thán thư là một loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây xoài.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quý bà con nông dân trong việc chọn lựa sử dụng sản phẩm mới thay thế các sản phẩm trừ cỏ do độc hại cao đã bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở nước ta như thuốc chứa hoạt chất Glyphosate, Paraquat, 2,4 D

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại thường bộc phát.

Xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao su năm 1975 tại Malaysia và sau đó ít thấy xuất hiện nên được xem là loại bệnh không quan trọng. Tuy nhiên năm 2016, dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Campuchia và Việt Nam.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi