Bọ xít đen hại lá 29/12/2014

Th.s Nguyễn Trúc Linh và Huỳnh Kim Ngọc

Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đôi khi xuất hiện và gây hại trong vụ Hè Thu vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Bọ xít đen có tên khoa học: Scotinophora sp, thuộc bộ Hemiptera, họ  Pentatomidae.


Thiệt hại

Ở Việt Nam, Bọ xít đen là dịch hại tương đối ít phổ biến và ít gy hại quan trọng, có thể do vậy mà ít có báo cáo khoa học về dịch hại nầy. Ở miền Bắc, bọ xít thấy xuất hiện ở các vùng bán sơn địa như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hoà Bình, Điện Biên… ngược lại, ở  miền Nam bọ xít xuất hiện v gy hại  gần vùng đầm lầy Đồng Tháp Mười như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, nhưng mật số nhìn chung tương đối thấp và ít gây hại cho lúa.  Theo ghi nhận bọ xít đen  ít khi xuất hiện trong vụ Đông – Xuân (T.11 – 3), nhưng phổ biến hơn trong vụ Hè Thu (T.4 – 8) do thời tiết nóng, ẩm, mưa nắng xen kẻ. Bọ xít đen thường gây hại trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng, trổ (hiếm). Ruộng khô hạn bọ xít gây hại nặng hơn ruộng có nước, ruộng sạ dầy bị hại nặng hơn ruộng sạ thưa, giống dài ngày bị hại nặng hơn giống ngắn ngày.  Ngoài lúa, bọ xít đen còn ghi nhận gây hại trên bắp, cỏ dại như lác hến (Scirpus grossus, L), cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma, Gilliand).

Đặc điểm sinh học

Tại Việt Nam, theo Nguyễn Mạnh Chinh, vòng đời bọ xít đen trung bình 50 – 60 ngày, trong đó giai đoạn trứng từ 4 – 7 ngày, bọ non: 40 – 45 ngày, trưởng thành – đẻ trứng: 10 – 15 ngày. Mỗi con cái đẻ khoảng 200 trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ 10 – 15 trứng, xếp thành hàng dọc theo gân lá gần mặt nước. Au trùng mới nở có màu đỏ nâu, dạng giống trưởng thành, không cánh, trên lưng có những chấm đen. Au trùng khi nở thành từng đàn, di chuyển xuống gốc lúa, ban đêm bọ xít có khuynh hướng di chuyển lên trên. Bọ xít có 5 tuổi, trưởng thành có màu đen, dạng lục giác, dài khoảng 7 – 8 mm, hai bên đốt ngực có gai nhọn. Bọ xít non và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lúa vàng, héo, cây thấp lùn, đẻ nhánh kém, trổ bông kém, hạt bị lép, lửng, nếu mật số cao có thể gây cháy cục bộ như ghi nhận ở Tiền Giang và Long An khoảng năm 1999 - 2000. Trưởng thành thích ánh sáng đèn. Trong điều kiện ruộng khô hay mùa đông, bọ trưởng thành trú ẩn trong các khe nứt trong đất hay các bờ cỏ ven ruộng lúa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ di chuyển đến ruộng lúa và gây hại.

Thiên địch

Theo Nguyễn Mạnh Chinh, thiên địch của bọ xít đen là các loài ong ký sinh trứng như Telenomus triptus, Nixon, Microphanurus artabazus, Nixon, bọ ngựa: Raying mantis, nấm ký sinh: Paecilomyces farinosus và ếch, nhái… ăn bọ non và trưởng thành.

Phòng trừ

Có thể áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau:

(1)   Làm sạch cỏ dại trong ruộng và các bờ bao chung quanh.

(2)   Sạ, cấy với mật số vừa phải, không sạ, cấy dầy.

(3)   Bón phân cân đối, hợp lý. Ở miền Nam nông dân có kinh nghiệm thường bón Ni-Ca, liều lượng: 15 – 20 kg / ha, vào giai đoạn 40 – 45 ngày sau sạ, giúp lúa cứng cáp, khoẻ mạnh, hạn chế đựơc sâu, bệnh phá hại.

(4)   Khi phát hiện có bọ xít xuất hiện, không để ruộng khô và nếu bọ xuất hiện với mật số cao ( 5 con / bụi) phải phun thuốc trừ sâu.

(5)   Thuốc trừ sâu: Kinh nghiệm nông dân ở Tiền Giang và Long An cho thấy nếu cần phòng trừ nên dùng các loại thuốc trừ sâu có tính tiếp xúc, vị độc và xông hơi mạnh, hướng vòi phun vào sát gốc lúa, phun vào lúc trời mát, trường hợp ruộng quá dầy, nếu có thể nên cho nước vào ruộng để bọ xít di chuyển lên trên rối mới phun thuốc sẽ hiệu quả hơn. Về thuốc có thể tham khảo sử dụng như sau (ở Tiền Giang, Long An):

a.       Sairifos 585 EC (Chlorpyrifos ethyl 53,0% + Cypermethrine: 5,5%), liều dùng: 0,5 – 0,6 lít/ha.

b.      Sago supe 20EC (Chlorpyrifos methyl), liều dùng : 1 lít /ha.

c.       Ở miền Bắc, kinh nghiệm nông dân sử dụng Sapen alpha 5EC ( Alpha cypermethrine) liều 0,2 – 0,4 lít/ha pha với dầu khoáng SK Enspray 99EC (Petroleum spray oil 99%) liều 0,2 – 0,3% cho thấy hiệu quả trừ bọ xít kéo dài hơn (Đoàn Công Đỉnh, TT.BVTV miền Bắc).

Ghi chú: Sau khi phun không để ruộng khô.

Tin cùng loại

Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.

Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.

Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi