Bọ hà (sùng) hại khoai lang
24/08/2018
Thạc sĩ: Huỳnh Kim Ngọc Bọ hà: Cylas spp (Fabricus), thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), họ Curculionidae, là côn trùng gây hại nghiêm trọng trên khoai lang. Bọ gây hại ngoài đồng, giai đoạn tồn trữ và là đối tượng kiểm dịch. Bọ hà có thể gây hại quanh năm nếu có nguồn thức ăn và ký chủ thích hợp.
Đặc tính sinh học: - Trứng: Trứng được đẻ trong những lỗ hổng trên củ hay trên dây do con cái dùng miệng cạp vào. Trứng đẻ từng quả một, được trét kín bằng phân do con cái thải ra nên khó thấy, thông thường trứng được đẻ trên dây, gần nơi tiếp giáp giữa dây và củ, đôi khi con cái bò xuống đất qua những kẻ nứt, tìm đến củ để đẻ trứng. - Ấu trùng (Sùng): Sau khi nở, sùng đục, chui vào dây hay củ. Những con nở trên dây có xu hướng chui xuống đất tìm đến củ để đục vào. Sùng không chân, 3 tuổi. Trong củ, sùng đục đường hầm ngoằn ngoèo và thải phân. - Nhộng: Ấu trùng hóa nhộng trong củ hay thân. Nhộng giống thành trùng. - Thành trùng: Thành trùng giống kiến lửa, đầu đen, râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu xanh ánh kim. Thành trùng thường gậm mặt dưới lá, giả chết nếu bị động, bay thấp từng đoạn ngắn, hoạt động mạnh về đêm. - Cây ký chủ (phụ): Các loài cây thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae). Thiên địch: Ong ký sinh như Bracon mellitor, B.Punctatus…, kiến lửa, nấm ký sinh Beauveria bassiana, vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Gây hại: Bọ hà là dịch hại nghiêm trọng nhất cho khoai lang. Thành trùng và ấu trùng đều có thể gây hại trên dây và củ, tuy nhiên ấu trùng gây hại phổ biến hơn. Dây khoai bị hại có màu đen, dị dạng, phình to hay nứt, thậm chí chết dây. Nếu trên củ, ấu trùng đục đường hầm khiến củ thủng lỗ chỗ, màu đen, vết thương do ấu trùng trên củ còn tạo điều kiện cho các nấm ký sinh gây hại. Củ bị hại tiết ra hóa chất (Terpenes) làm củ có vị đắng, thối…
Quản lý: Biện pháp quản lý bọ hà hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất là biện pháp tổng hợp, bao gồm: (1) Bẫy pheromone rất hiệu quả để kiểm soát mật số bọ hà trên ruộng. (2) Trồng đúng thời vụ và thu hoạch sớm tránh thời kỳ khô hạn. (3) Sử dụng dây giống không nhiễm bọ hà. (4) Luân canh (sau vài vụ khoai, luân canh 1 vụ với lúa nước). (5) Vệ sinh đồng ruộng (sau thu hoạch, gom dây và tiêu hủy). (6) Nếu có thể, sau khi thu hoạch, dẫn nước và ngâm ruộng vài ngày để diệt ấu trùng, nhộng. (7) Vun gốc, lấp các kẻ đất nứt. (8) Tưới đủ ẩm để ngăn ngừa hay giảm nứt đất. (9) Ngâm hom giống trong dung dịch Diaphos 50EC (pha theo nồng độ phun xịt) trong 30 phút. (10) Phun thuốc trừ sâu vào đất vào giai đoạn trồng khá phổ biến để phòng ngừa bọ hà gây hại trên dây hom, có thể dùng thuốc trừ sâu dạng lỏng hay dạng hạt, thuốc có tính lưu dẫn, xông hơi cho hiệu quả tốt hơn như Sherzol EC, Saliphos 35EC hay Sairifos 585EC định kỳ 15 ngày phun 1 lần. Giai đoạn hình thành củ, kết hợp bón phân rải Sargent 6G tưới nước sau khi rải thuốc. Chú ý để an toàn cho người tiêu dùng nên cẩn thận khi dùng thuốc và lưu ý thời gian cách ly (ghi trên nhãn).
|
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.
Nông nghiệp đô thị là một khái niêm không mới, nhưng phổ biến thời gian gần đây. Thực tế hiện nay ở các thành phố lớn, người dân thành thị có nhu cầu trồng hoa cảnh trước sân nhà
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp