Bệnh xoăn khảm lá cây khoai mì
11/06/2020
TS. Nguyễn Minh Tuyên Trong những năm gần đây, bệnh xoăn-khảm lá cây khoai mì (cây sắn) đang phát triển ngày một nặng trên các vùng sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt, bệnh nặng ở những vùng có khí hậu nóng, khô hạn và chuyên canh cây khoai mì. Bệnh đã làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng cây khoai mì, thậm chí không cho thu hoạch. Bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn giống khoai mì. Dù bệnh cực kỳ nguy hiểm cho sản xuất, nhưng đến nay nhiều nông dân vẫn chưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục loại bệnh hại này. Mùa khô năm 2020 rất nóng và khô hạn, vì vậy nguy cơ bệnh này phát dịch rất lớn trên cây khoai mì. Triệu chứng, tác hại: Tùy thời tiết và giai đoạn cây bị nhiễm mà thời gian phát bệnh sẽ khác nhau. Khi khoai mì bị nhiễm virus sớm thì cây có thể bị lùn. Lá cây bệnh có màu không đồng nhất (khảm, hoa lá), hoặc nhăn nheo, mép lá gợn sóng... Giai đoạn đầu, nếu cây mang virus từ hom giống, hoặc bị nhiễm virus sớm ngay sau khi mọc, thì cây phát bệnh rất sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm bệnh, cây phát bệnh muộn hơn (do có sức đề kháng), hoặc không phát bệnh khi cây đã già. Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn, cây bệnh có củ nhỏ, với chất lượng kém, thậm chí không cho thu hoạch.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh xoăn khảm lá khoai mì do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) gây ra. Bệnh do virus gây ra nên phải có các côn trùng làm môi giới truyền bệnh. Bệnh xoăn khảm lá khoai mì do bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) truyền bệnh. Giai đoạn cây mới mọc, gặp thời tiết nắng nóng, ruộng vườn khô hạn, thì mật độ bọ phấn trắng sẽ tăng nhanh, là điều kiện lý tưởng để bệnh phát triển. Trong tự nhiên, virus tồn tại trong hom giống, cây và củ cây bị bệnh còn sót trên đồng và một số cây ký chủ như cỏ, cây hoang dại,… Nên nguồn bệnh rất dồi dào. Biện pháp quản lý: Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh qua con đường lây lan. Đồng thời, chúng ta phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp sau đây: - Vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, nhất là những cây trồng là ký chủ của bọ phấn trắng và virus như cà, cà chua, bầu bí, khoai tây, thuốc lá... Vệ sinh các loài cỏ và cây dại là ký chủ của virus quanh bờ. - Nên gieo trồng sớm và tập trung để khỏi lây lan bệnh cho nhau. - Trong quá trình cất trữ giống, không để cây hom mọc mầm. Quản lý chặt chẽ sự xâm nhập của bọ phấn trắng lên cây hom giống. - Sử dụng các giống kháng và sạch bệnh của các cơ sở cung cấp giống tin cậy. - Giữ ẩm độ ruộng thích hợp, không để khô hạn. - Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi. - Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá TANO-601 để tăng khả năng chống chịu của cây. - Theo dõi chặt chẽ mật độ bọ phấn trắng để phòng trừ kịp thời từ khi cây vừa mọc (vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ). Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực cao đối với bọ phấn trắng, đang được nông dân sử dụng mạnh là OSAGO 80WG. Thuốc có thể dùng đơn hoặc phối hợp với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để kéo dài thêm hiệu lực diệt bọ phấn và các loài sâu chích hút, cũng như nhện hại. Dầu khoáng là loại thuốc hoàn toàn không độc hại với con người và môi trường. - Luân canh với cây trồng không phải là ký chủ của bọ phấn trắng và virus khi bệnh hại nặng.
|
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp