Bệnh đốm tròn trên cây sao su
02/07/2024
BỆNH ĐỐM TRÒN (Pestalotiopsis/Circular Leaf Spot) 1. Phân bố Xuất hiện lần đầu trên cây cao su năm 1975 tại Malaysia và sau đó ít thấy xuất hiện nên được xem là loại bệnh không quan trọng. Tuy nhiên, từ năm 2016, dịnh bệnh bùng phát trên quy mô lớn tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan Ấn Độ, Sri Lanka, Campuchia và Việt Nam. Tác hại của bệnh làm vườn cây rụng lá và giảm sản lượng, bệnh nặng có thể gây rụng lá 50% - 100% tán, 2 – 3 lần/lần và giảm sản lượng 15% - 50%. Tại Indonesia, dịch bệnh được ghi nhận vào năm 2016 ở Bắc Sumatra, sau đó lan dần xuống phía Nam vào cuối năm 2017 và bùng phát thành dịch vào đầu năm 2018. Tính đến năm 2019, diện tích nhiễm bệnh lên đến hơn 386 ngàn ha, hầu hết các dòng vô tính (DVT) được khuyến cáo như BPM 24, GT 1, IRR 112, PB 260, PB 340, RRIC 100 đều bị nhiễm bệnh. Tác hại của bệnh gây rụng lá hơn 50% làm giảm năng suất từ 15% - 40%; các vườn bị thiệt hại nặng nhất buộc phải ngưng thu hoạch mủ (Ismail, 2019; Febbiyanti, 2021). Bệnh được xác định là do phức hợp nấm Pestalotiopsis sp. Colletotrichum sp. (Febbiyanti, 2022). Tại Malaysia, loại dịch bệnh này tái hiện vào năm 2017 tại Johor, sau đó lan dần sang các bang khác. Tính đến tháng 12 năm 2022, diện tích nhiễm bệnh hơn 70 ngàn ha, các DVT khuyến cáo như RRIM 600, PB 350, PB 260, RRIM 2001, RRIM 2023, RRIM 2025 đều bị nhiễm bệnh. Tác hại của bệnh có thể gây rụng lá đến 90% và làm giảm 30% năng suất, các vườn bị thiệt hại ở mức rất nặng buộc phải ngưng thu hoạch mủ (Zambri và ctv, 2017; 2022; Mahyudin, 2019; 2021). Tại Thái Lan, bệnh được ghi nhận năm 2019 tại Narathiwat, sau đó lan dần sang hầu hết các tỉnh phía Nam. Tính đến tháng 12 năm 2022, diện tích nhiễm bệnh ước đoán lên đến vài trăm ngàn ha, các dòng vô tính cao su đang trồng đều bị nhiễm bệnh. Tác hại của bệnh gây rụng lá và làm giảm năng suất vườn cây (Rodesuchit và ctv, 2019, 2022). Tại Sri Lanka, bệnh được ghi nhận vào 7/2019, sau đó lan rộng ra nhiều vùng trồng cao su, diện tích bị nhiễm bệnh hơn 20 ngàn ha, chủ yếu phân bố tại các tỉnh có điều kiện mưa nhiều. Bệnh thường bùng phát với 2 cao điểm dịch, ở thời điểm tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm (trùng với thời điểm bệnh rụng lá mùa mưa do nấm Phytophthora spp.). Tác hại của bệnh gây rụng lá đến 40% và làm giảm năng suất vườn cây, mức độ thiệt hại tùy thuộc mức nhiễm bệnh (Fernando và ctv, 2021; 2022). Tác nhân gây bệnh được xác định là Pestalotiopsis sp. (60% số chủng phân lập) và Colletotrichum sp. (35% các chủng phân lập) và hiện các khu vực bị ảnh hưởng đang lan rộng (Fernando và ctv, 2021; 2022). Tại Việt Nam, bệnh Rụng lá đốm tròn bất ngờ xuất hiện vào tháng 10 năm 2021 tại Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng gây hại cho 250 ha cao su. Đến tháng 12 năm 2022, bệnh đã phát hiện trên vườn cây tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trên diện tích 13.431 ha. Vào tháng 12/2023 diện tích cao su nhiễm bệnh của Tập đoàn Công Nghiệp Cao su là 10.879,62. Do là bệnh mới xuất hiện nên gây nên sự quan ngại cho công tác quản lý, phòng trị bệnh, nhất là cho vườn cây kinh doanh cũng như trong giai đoạn lợi nhuận thấp của vườn cây cao su 2. Tác nhân gây bệnh Tùy theo điều kiện đặc thù từng nước trồng cao su, tác nhân được xác định ban đầu là do nấm Pestalotiopsis sp., Colletotrichum sp. gây ra. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam xác định hai loài nấm đã nêu là tác nhân gây ra bệnh đốm tròn trên cao su trong nước từ năm 2022 đến nay (Hình 1). Tại Việt Nam, nấm gây bệnh trên cây cao su tập trung vào mùa mưa hàng năm, trong khi tại vùng xích đạo thì nấm gây hại quanh năm.
Hình 1. Bào tử nấm Colletotrichum sp (trái) và Pestalotiopsis sp. (phải) (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam) Do là dịch bệnh mới xuất hiện, nên nghiên cứu về loại nấm bệnh này còn hạn chế. Hiện nay, các Viện Nghiên cứu Cao su đang phối hợp nghiên cứu loại bệnh này. Cả hai loài nấm Colletotrichum sp (trái) và Pestalotiopsis sp. cũng ký sinh và gây hại cho nhiều loại cây bao gồm các loài cây ngũ cốc, rau, cây ăn quả, cây lâu năm, cây rừng và cây cảnh; gây ra nhiều dạng bệnh khác nhau trên tất cả các bộ phân của cây. 3. Triệu chứng bệnh Bệnh thường xuất hiện và gây hại vào giai đoạn mưa nhiều, khi vườn cây cao su có tán lá đã ổn định. Triệu chứng bệnh ban đầu dạng “đốm tròn” trên phiến lá, có kích thước 3 – 10 mm; màu sắc vết bệnh thay đổi từ nâu sáng, nâu sẫm đến xám, đen. Vết bệnh chỉ ghi nhận trên lá trưởng thành, chưa thấy xuất hiện trên lá non dưới 15 ngày tuổi. Trên một phiến lá, các đốm khác nhau về kích thước, có thể nằm riêng lẽ hoặc kết hợp với nhau tạo thành những đốm lớn hơn. Lá bệnh bị rụng khi vẫn còn xanh sau đó chuyển qua màu nâu nhạt, thời gian nhiễm bệnh đến rụng lá trong khoảng 7 -10 ngày (Hình 2). Khi vườn cây bị hại nặng sẽ làm giảm sản lượng mủ do mất diện tích quang hợp và cây phải sử dụng năng lượng để tái tạo tầng lá mới. Hình 2. Triệu chứng bệnh đốm tròn (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam) 4. Phòng trị bệnh Do là loại bệnh mới cũng như xuất hiện trên diện rộng, nên biện pháp phòng trị chưa được hoàn thiện. Các Viện Nghiên cứu Cao su như: Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Sri Lanka đang thực hiện chương trình nghiên cứu sâu rộng về loại bệnh này với nhận định ban đầu như sau: - Các dòng vô tính cao su trồng phổ biến hiện nay đều bị nhiễm bệnh ở mức độ khác nhau. Việc tạo tuyển giống kháng bệnh đòi hỏi thời gian dài và chi phí lớn; - Bệnh đốm tròn bùng phát vào giai đoạn vườn cây cao su không được chăm sóc và bón phân khi giá cao su thấp. Quan sát thực tế tại Malaysia thấy rằng vườn cây bị bỏ hoang thì bệnh bị nặng hơn so với vườn cây được chăm sóc; - Chi phí phòng trị cao ngoài khả năng tài chính của người trồng cao su, nên bệnh có điều kiện tích lũy và lây lan; Có nhiều loại thuốc trừ nấm có hiệu quản với nấm bệnh, nhưng khó áp dụng thực tế khi kỹ thuật và phương tiện phun chưa đáp ứng, với tán lá cao, quy mô trãi rông cũng như hiệu quả kinh tế chưa mang lại kỳ vọng. Khi bệnh xuất hiện tại Việt Nam năm 2021, một số biện pháp đã áp dụng nhằm khống chế sự phát triển và lây lan được Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam thực hiện: - Bón phân cân đối, đầy đủ, hợp lý theo nhu cầu của cây; - Vệ sinh vườn cây, thu gom lá bệnh để tiêu hủy nhằm giảm thiểu nguồn phát tán; - Thử nghiệm phun thuốc bằng máy cao áp hay drone; một số loại thuốc trừ nấm gốc triazole có triển vọng. Để góp phần trong công tác nghiên cứu phòng tri loại bệnh này, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam khảo nghiệm hai loại thuốc trừ nấm: SagoPerfect 320SC và Saipora Super 350SC trên quy mô sản xuất. Kết quả cho thấy hai loại thuốc này có hiệu quả kỹ thuật cao (Hình 3).
Hình 3. Phương tiện và triển khai phun thuốc ngoài đồng nghiên cứu phối hợp giữa Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn và Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam |
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp