Tin ĐBSCL: Xâm nhập mặn đến sớm và khốc liệt 03/01/2020

Tuy mới vào đầu mùa khô nhưng nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã bị nước mặn xâm nhập ở mức kỷ lục. Dự kiến trong mùa khô 2019 - 2020, lượng nước từ thượng nguồn đổ về sông Mê Công ở mức thấp kéo theo đó xâm nhập mặn cũng nghiêm trọng, diễn ra trên diện rộng.

 

Bơm nước ngọt từ ngoài kênh vào mương vườn dự trữ tưới cho cây

Xâm nhập mặn lộng hành

Tại Trà Vinh, năm nay tỉnh này đang phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn khắc nghiệt nhất. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, từ tháng 12/2019 ranh giới mặn 4‰ phía sông Cổ Chiên có chiều dài ảnh hưởng trên 60km.

Tong khi đó, tại cống Cái Hóp độ mặn cao nhất đạt 8,7‰ (cùng kỳ thời gian năm 2018 là 0.0‰). Phía sông Hậu, chiều dài ảnh hưởng trên 60km, tại Vàm Bông Bót độ mặn cao nhất 4,9‰ (cùng kỳ thời gian năm 2018 là 0,0‰).

Hiện, tỉnh Trà Vinh chỉ mới bước vào đầu mùa vụ Đông Xuân. Theo cảnh báo có hơn 37 nghìn ha lúa bị xâm nhập mặn, trong đó, huyện Trà Cú (9.500 ha), Cầu Ngang (5.000 ha), Duyên Hải (1.500 ha)... Có khoảng 8.662 hộ dân xa khu dân cư có khả năng thiếu nước khi bị hạn hán, xâm nhập mặn.

Tại tỉnh Vĩnh Long, trong 38 năm qua, chưa năm nào phải chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn như hiện nay. Nhưng những năm gần đây mặn xâm nhập sớm hơn và độ mặn cao hơn. Năm nay, mới tháng 12 nhưng xâm nhập mặn đã có diễn biến phức tạp, khó lường.

Theo các cơ quan chức năng tỉnh Trà Vinh đo được, độ mặn trên sông Cổ Chiên tại Vũng Liêm đo được từ 5,8 - 8,2‰, đặc biệt tại vàm Mang Thít độ mặn xấp xỉ 5,8‰. Trên sông Hậu tại vàm Tân Dinh độ mặn 6,3‰. Với độ mặn này có thể gây chết lúa và hoa màu nếu để nước tràn vào nội đồng.

Hiện nay, tại tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) nước mặn có nồng độ hơn 2‰ đã xuất hiện, cách cửa Tiểu (sông Cửu Long đổ ra biển Đông) hơn 60km. Chính quyền địa phương đang tập trung ứng phó để bảo vệ hơn 24.000 ha lúa, hàng nghìn ha vườn cây thanh long ở vùng ngọt hóa Gò Công (huyện Gò Công Tây, Chợ Gạo, Gò Công Đông và Thị xã Gò Công). Huyện Chợ Lách (Bến Tre) cũng ghi nhận nước mặn tiến sâu vào sông cách biển hơn 60km…

Theo Đài Khí tượng thủy văn Bến Tre, dự báo diễn biến xâm nhập mặn cao nhất hằng ngày tiếp tục tăng dần và xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bến Tre đã có công văn gửi nhiều đơn vị có liên quan yêu cầu khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó. Theo dự báo, tình hình xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn biến rất nghiêm trọng ở tỉnh này, dẫn đến khó khăn về nguồn nước ngọt ngay từ tháng 1/2020.

 

Nhiều hộ dân chuyển đổi sang nuôi, trồng thủy sản nước mặn ứng phó với hạn, mặn

Ông Trần Thục, Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam cảnh báo, mùa khô năm 2019 -2020, tại vùng ĐBSCL nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông. Tình trạng xâm nhập mặn có thể diễn ra rất sớm từ những tháng đầu năm 2020.

Nhiều giải pháp ngăn mặn

Trước tình trạng xâm nhập mặn nói trên, nhiều địa phương đã đề ra các biện pháp, phương án ứng phó kịp thời như: đóng cống ngăn mặn khi triều cường cao, ngừng bơm nước cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt. Khi thủy triều xuống, bơm nước vào vùng trữ ngọt để phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân, kịp thời cảnh báo về xâm nhập mặn mới nhất và liên tục gửi cảnh báo đến người dân thông qua tin nhắn trên điện thoại.

Mới đây Bộ NN&PTNT cũng đã khuyến cáo các địa phương vùng ĐBSCL tổ chức xuống giống sớm vụ Đông Xuân để né hạn, mặn, đồng thời cũng có những chỉ đạo cụ thể cho các vụ mùa tiếp theo, đặc biệt là tích trữ nước trong hệ thống kênh rạch, ở các hộ gia đình. Cùng với đó, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi phải chủ động trong vận hành để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra…

Theo ông Kỷ Quang Vinh, Nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, bà con nông dân cần theo dõi dự báo của cơ quan chức năng, có phương án ứng phó với tình trạng hạn, mặn. Trồng những cây cần ít nước; tưới tiêu khoa học, phù hợp để sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất.

Ngành Nông nghiệp khuyến cáo người dân dự trữ nước ngọt và tưới nước tiết kiệm cho cây trồng. Lưu ý phát huy tối đa các túi chứa nước ngọt, tận dụng hệ thống ao, hồ, kênh rạch trữ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất... 

 

Người dân Bến Tre dùng túi nhựa trữ nước ngọt

Tại Bến Tre, chính quyền địa phương vận động người dân dùng nhiều cách để tích trữ nước ngọt trong mương vườn, ao, hồ… Chia sẻ nguồn nước ngọt với các gia đình thiếu nước ngọt để cứu hoa kiểng, cây giống. Người dân Bến Tre cũng đang chủ động dùng các túi nhựa có dung tích chứa từ 15 - 30m3 nước ngọt để dự trữ.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết, ngành nông nghiệp đã yêu cầu các cán bộ thủy lợi trực chiến đo độ mặn gửi thông tin về lãnh đạo tỉnh Hậu Giang để kịp thời có những chỉ đạo ứng phó với diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn hiện nay.

Trước tình trạng xâm nhập mặn như hiện nay, các địa phương ở ĐBSCL cần phải triển khai các biện pháp cấp bách và vận động người dân tập trung tích trữ nguồn nước ngọt tối đa ngay khi có nguồn nước ngọt trên sông, kênh. Chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý.

Về lâu dài cần có chiến lược cấp nước ngọt cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển để người dân sinh hoạt. Đặc biệt là các địa phương phải chủ động cập nhật thông tin về diễn biến của hạn mặn để có giải pháp kịp thời nhằm giảm những rủi ro, thiệt hại cho nông dân trong vùng.

Tin Kinh Tế Nông Thôn

 

Tin cùng loại

Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024

 Báo cáo điều nhân xuất khẩu 2024

Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.

Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.

Thế giới - Thị trường tuần thứ 2 của tháng 12 cho thấy phản ứng trái chiều. Ấn Độ - Giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Ấn Độ ghi nhận tăng trong tuần này. Indonesia - Giá tiêu đen Indonesia tiếp tục tăng trong 3 tuần qua. Trong khi, giá tiêu trắng nước này ổn định từ tuần trước khi lượng tiêu dự trữ trên thị trường đang khan hiếm.

Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200.

Thế giới - Thị trường tuần đầu tháng 12 tiếp tục cho thấy phản ứng trái chiều. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Ấn Độ ổn định trong tuần này.

Từ ngày 02/12/2024 đến 06/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều tăng. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.521 USD/tấn, tăng 4,2%.

Các thông tin công bố trong tuần qua cho thấy kinh tế Mỹ phục hồi vững chắc; kinh tế Trung Quốc phục hồi không đồng đều; trong khi kinh tế Eurozone tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi