Sự thật về túi lạ bọc xoài 14/01/2019

Cục BVTV khẳng định: Túi bọc xoài là một tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi từ lâu tại Việt Nam, không có bất kỳ hóa chất độc hại nào như một số cơ quan báo chí thông tin.

 


 

Cục BVTV khẳng định: Túi bọc xoài chỉ là một biện pháp kỹ thuật thông thường, không có gì lạ 

 

Thời gian qua, nhiều tờ báo, nhất là báo mạng, trang tin điện tử đồng loạt thông tin về việc xoài bọc “túi lạ”, nghi ngờ có chất độc tại các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang.

Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) bức xúc cho biết: Ngay sau khi những bài báo trên tung ra, giá xoài đầu mùa tại các tỉnh ĐBSCL đã ngay lập tức tụt từ khoảng 30 nghìn đồng/kg xuống có lúc chỉ còn 15 nghìn đồng/kg.

Oái oăm nhất, tất cả các vùng xoài bọc “túi lạ” đều là các vùng xoài XK chủ lực của ĐBSCL tại các tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, đã được Cục BVTV cấp mã số vùng trồng để XK sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc…

Vậy thực hư “túi lạ” này là gì? Ông Hoàng Trung cho biết, ngay sau khi một số tờ báo phản ánh, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục BVTV gấp rút cử đoàn công tác vào ĐBSCL, phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp khẩn trương vào cuộc kiểm tra.

Cơ quan chức năng đã lấy cả mẫu “túi lạ” bọc xoài lẫn mẫu xoài đi phân tích tất cả các chỉ tiêu về kim loại nặng và thuốc BVTV. Kết quả cho thấy, cả trên mẫu túi lẫn trên mẫu xoài không hề phát hiện ra bất kỳ một chất BVTV, kim loại nặng hay bất kỳ yếu tố độc hại nào.

Cái mà một số tờ báo đưa tin “túi lạ”, cơ quan chức năng gồm Sở NN-PTNT các tỉnh và Cục BVTV cho biết, đó chỉ là loại túi bọc xoài, một biện pháp kỹ thuật thông thường và đã “cũ như trái đất”, được các nước trên thế giới áp dụng hàng trăm năm qua, và từ lâu đã được sử dụng tại Việt Nam, được Bộ NN-PTNT khuyến khích áp dụng, nhất là đối với các vùng cây ăn quả chất lượng cao dùng để XK.

Ông Trung khẳng định, biện pháp bao gói quả là một trong những tiến bộ kỹ thuật không chỉ được áp dụng tại Việt Nam mà từ lâu đã được đa số các nước SX và XK hoa quả lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc… áp dụng.

Lợi thế của biện pháp này là có thể kiểm soát được hầu hết các loại dịch hại, nấm bệnh, có thể cách ly tránh phơi nhiễm thuốc BVTV trong các tình huống bắt buộc phải sử dụng trong thời gian cách li trước thu hoạch.

 


Dùng túi bọc xoài mang lại nhiều ưu điểm

 

Đồng thời, với một lớp bảo vệ tán sáng trong thời gian bọc quả khoảng 100 ngày, biện pháp này giúp hoa quả giữ được màu sắc đồng đều (không bị chỗ xanh, chỗ chín), vừa giúp tránh được các va chạm cơ học, tạo mẫu mã, chất lượng hoa quả hoàn hảo.

Theo ông Hoàng Trung, thực tiễn cho thấy nhờ có biện pháp này, dư lượng thuốc BVTV lẫn dịch hại trên hoa quả đã được kiểm soát gần như 100%, mẫu mã rất đẹp, bảo quản được lâu dài do không có xây xước.

Nhờ đó thời gian qua, Cục BVTV đã mở cửa để XK xoài sang hàng loạt thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Newzeland…, với lượng XK trên 200 lô xoài/năm và tới nay chưa hề nhận được thông tin phản ánh nào từ các nước than phiền về chất lượng xoài Việt Nam.

Về nguồn gốc “túi lạ” này, ông Hoàng Trung cho biết, loại túi này đã được đưa vào sử dụng tại các vùng xoài XK ở ĐBSCL từ rất lâu.

Sản phẩm túi có thể do đơn vị tại Việt Nam SX, nhưng đa số được NK từ Đài Loan và Nhật Bản. Một lượng lớn túi bao quả này là do các Cty nhập khẩu xoài của Nhật Bản trực tiếp mang sang Việt Nam cung cấp cho các vùng trồng để trực tiếp bảo vệ cho chất lượng sản phẩm NK của họ. 

Báo Nông nghiệp Việt Nam

 

Tin cùng loại

Cảng Tanjung Pelepas (PTP), liên doanh giữa Tập đoàn MMC Malaysia và APM Terminals Hà Lan, đã đạt cột mốc lịch sử khi trở thành cảng container đầu tiên tại Malaysia xử lý trên 12 triệu TEU trong một năm.

Các thông tin công bố trong tuần cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục có tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng; Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đồng đều khi hoạt động lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh, hoạt động sản xuất tăng chậm lại.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, ở kịch bản cơ sở (xác suất 60%), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm 2025 và ở kịch bản tích cực (xác suất 20%) tăng trưởng GDP có thể cao hơn, đạt 9-9,5% trong điều kiện bên ngoài thuận lợi hơn và quyết liệt nội tại, nhưng cũng có thể thấp hơn, nếu nhiều điều kiện bất lợi...

Từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM biến động trái chiều nhau. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 6/2025 là 2.373 USD/tấn, tăng 1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.876 USD/tấn.

Thế giới - Thị trường tuần đầu tiên của năm 2025 cho thấy phản ứng khá tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận giảm giá. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, cả giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận ổn định trong tuần này. Theo tờ thehindubusinessline.com, nhu cầu mạnh và sản lượng cao khích lệ nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ mặc cho lượng nhập khẩu tăng.

Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024

 Báo cáo điều nhân xuất khẩu 2024

Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.

Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi