Rầy chổng cánh vân nâu hại nhãn
14/01/2019
Từ cuối năm 2014 đến nay, nhà vườn ấp cồn An Tấn, xã An Lạc Tây (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) phát hiện triệu chứng lạ gây thiệt hại trên nhãn tiêu da bò.
Cận cảnh lá cây nhãn bị rầy chổng cánh vân nâu gây hại
Phòng NN-PTNT huyện đã tiến hành khảo sát và xác định tác nhân gây hại là rầy chổng cánh vân nâu. Ấu trùng và thành trùng tấn công chồi và lá nhãn. Trên lá, rầy chích hút làm cho lá bị nổi những nốt “ghẻ” trên phiến lá, lá bị nhiễm nặng thì kém phát triển và bị mo lại (ảnh), lá nhiễm rầy khi thuần thục có màu vàng nhạt. Trên chồi non, rầy tấn công khiến chồi chậm phát triển. Những chồi có nhiều lá bị hại do rầy thì không có khả năng ra bông kết trái làm giảm năng suất nhãn. Quan sát dưới kính lúp, rầy non cơ thể dẹt, có hình ô van, màu vàng tươi, hai mắt tròn màu đỏ, rầy tuổi lớn có 2 đôi mầm cánh phát triển. Rầy trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 1,5 mm. Trưởng thành có cơ thể thon dài, phần đầu, ngực, đuôi phân biệt rõ ràng. Mặt lưng có màu nâu đen, bụng màu vàng tươi, trên đầu có 2 mắt to tròn màu nâu đen, 3 đôi chân màu vàng như màu phần bụng cơ thể, hai đôi cánh phát triển và trong suốt, cánh trước có vân to, màu nâu. Khi đậu rầy tạo một góc khoảng 45 độ so với mặt lá hoặc chồi nên có tên gọi là rầy chổng cánh vân nâu. Mật số rầy cao nhất vào khoảng tháng 4-6 dương lịch. Biện pháp đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo để phòng trừ rầy chổng cánh vân nâu gồm: - Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, hạn chế nơi cư trú của rầy. - Tạo điều kiện cho các loại thiên địch (kiến, bọ rùa, nhện…) phát triển và khống chế rầy. - Cắt bỏ các đọt chồi bị nhiễm rầy đem tiêu hủy. - Sử dụng thuốc, nên phun 2 lần (cách nhau 5-7 ngày). (Theo báo nông nghiệp)
|
Cảng Tanjung Pelepas (PTP), liên doanh giữa Tập đoàn MMC Malaysia và APM Terminals Hà Lan, đã đạt cột mốc lịch sử khi trở thành cảng container đầu tiên tại Malaysia xử lý trên 12 triệu TEU trong một năm.
Các thông tin công bố trong tuần cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục có tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng; Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đồng đều khi hoạt động lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh, hoạt động sản xuất tăng chậm lại.
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, ở kịch bản cơ sở (xác suất 60%), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm 2025 và ở kịch bản tích cực (xác suất 20%) tăng trưởng GDP có thể cao hơn, đạt 9-9,5% trong điều kiện bên ngoài thuận lợi hơn và quyết liệt nội tại, nhưng cũng có thể thấp hơn, nếu nhiều điều kiện bất lợi...
Từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM biến động trái chiều nhau. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 6/2025 là 2.373 USD/tấn, tăng 1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.876 USD/tấn.
Thế giới - Thị trường tuần đầu tiên của năm 2025 cho thấy phản ứng khá tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận giảm giá. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, cả giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận ổn định trong tuần này. Theo tờ thehindubusinessline.com, nhu cầu mạnh và sản lượng cao khích lệ nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ mặc cho lượng nhập khẩu tăng.
Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024
Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).
Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.
Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp