Nhiều cơ hội mới trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Lào 21/06/2023

Nhiều cơ hội mới trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Lào

Từ ngày 27-29/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Lê Minh Hoan có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Lào. Chuyến thăm mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.

Toàn cảnh cuộc họp thường niên 2022 giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông Lâm nghiệp Lào. 

Trong khuôn khổ Hiệp định Chính phủ về hợp tác Việt Nam - Lào và Thỏa thuận hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Lào, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Lê Minh Hoan có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Lào từ ngày 27-29/12.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu, trọng thị, thắm tình đồng chí hữu nghị anh em của Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc và các cán bộ của Bộ Nông Lâm nghiệp Lào.

Hai Bộ trưởng đã có cuộc làm việc chính thức, trao đổi thông tin về tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn của mỗi nước, rà soát, đánh giá lại các hoạt động hợp tác giữa 2 Bộ và đưa ra định hướng thúc đẩy hợp tác nông nghiệp trong giai đoạn 2023-2025.

Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và coi đây là dấu ấn rất quan trọng trong các sự kiện kỷ niệm 60 năm quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Lào, và đặc biệt sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát.

Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác của phía Việt Nam trong một loạt các lĩnh vực từ quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi đến chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ và phối hợp trong công tác chuyên môn như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản. Các hoạt động hợp tác sâu rộng giữa 2 bên đã tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của 2 nước.

Với sự hợp tác và hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Lào đã có những bước tiến vững chắc để đảm bảo các mục tiêu đề ra về an ninh lương thực, phát triển các nông sản hàng hóa chủ lực, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

Các thành tựu của ngành nông nghiệp Lào đã góp phần quan trọng trong ổn định tình hình kinh tế đất nước, tạo ra đóng góp quan trọng về ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản.

Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc đánh giá cao thành tựu phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt thành tích xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt trên 50 tỷ USD và mong nhận được nhiều sự hợp tác từ phía Việt Nam để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Lào trong thời gian tới.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (trái) tọa đàm cùng Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan ghi nhận những thành tựu mà ngành nông nghiệp Lào đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, thiên tai và những biến động mạnh mẽ của thị trường toàn cầu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt, thắm tình đồng chí anh em giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã được vun đắp liên tục và lâu dài trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của cả hai nước.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã thông tin cho phía Lào những chuyển đổi mạnh mẽ của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Ban Chấp hành Trung ương đưa ra Nghị quyết mới về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị, tăng cường liên kết hợp tác, kết nối chuỗi giá trị, phát triển chế biến nông sản, phát triển du lịch để kích hoạt kinh tế nông thôn. Đi cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam đang tập trung phát triển nền nông nghiệp có trách nhiệm, sinh thái, phát thải thấp và bền vững.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan ghi nhận những thành tựu hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Lào trong thời gian qua và thống nhất cao với Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc để thúc đẩy triển khai kế hoạch hợp tác giữa 2 Bộ trong thời gian tới, trong đó tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi cán bộ kỹ thuật chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực, tiếp tục thúc đẩy xây dựng và triển khai các dự án Việt Nam hỗ trợ cho Lào trong khuôn khổ của Ủy ban hợp tác song phương giữa 2 nước.

Đồng thời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi ý 2 lĩnh vực hợp tác mới để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ đầu tư, thương mại và phát triển bền vững giữa 2 nước.

Thứ nhất, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp Việt Nam -  Lào trong lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức hoạt động giao lưu thường xuyên, tiến tới thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Lào.

Đây là kết nối và đầu mối quan trọng để gắn các hoạt động hợp tác giữa 2 Bộ theo nhu cầu của doanh nghiệp, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp và người dân 2 nước.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc ký kết những văn bản quan trọng. 

Thứ hai, tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên xuyên biên giới giữa 2 nước về phát triển rừng, chống phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, kiểm tra, kiểm soát gỗ xuất nhập khẩu qua biên giới, kiểm soát tài nguyên và động vật hoang dã xuyên biên giới. Đây là lĩnh vực mà cả 2 nước đều quan tâm và được sự ủng hộ tích cực của các tổ chức quốc tế.

Bộ trưởng Phet Phom-Phi-Phăc đánh giá cao các gợi ý của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và mong muốn nhanh chóng thúc đẩy các sáng kiến và kế hoạch hợp tác mới giữa 2 Bộ được triển khai một cách thực chất và hiệu quả.

 

Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã ký kết 2 văn kiện quan trọng bao gồm Biên bản cuộc họp thường niên 2022 giữa 2 Bộ về Đánh giá tình hình hợp tác giai đoạn 2017-2022 và Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2023-2024 trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn; Biên bản bàn giao dự án Phân vùng nông nghiệp tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Tin cùng loại

Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024

 Báo cáo điều nhân xuất khẩu 2024

Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.

Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.

Thế giới - Thị trường tuần thứ 2 của tháng 12 cho thấy phản ứng trái chiều. Ấn Độ - Giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Ấn Độ ghi nhận tăng trong tuần này. Indonesia - Giá tiêu đen Indonesia tiếp tục tăng trong 3 tuần qua. Trong khi, giá tiêu trắng nước này ổn định từ tuần trước khi lượng tiêu dự trữ trên thị trường đang khan hiếm.

Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200.

Thế giới - Thị trường tuần đầu tháng 12 tiếp tục cho thấy phản ứng trái chiều. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Ấn Độ ổn định trong tuần này.

Từ ngày 02/12/2024 đến 06/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều tăng. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.521 USD/tấn, tăng 4,2%.

Các thông tin công bố trong tuần qua cho thấy kinh tế Mỹ phục hồi vững chắc; kinh tế Trung Quốc phục hồi không đồng đều; trong khi kinh tế Eurozone tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi