Mô hình lúa sinh thái
14/01/2019
Hiện một số tỉnh ở ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng mô hình CNST trong chương trình “1 phải 5 giảm”, nhằm tạo ra một sản phẩm không có tồn dư hóa chất, thuốc BVTV...
Mô hình canh tác lúa theo CNST đang được nông dân áp dụng rộng rãi ở An Giang Thâm canh liên vụ, thời tiết có nhiều biến động, lạm dụng thuốc BVTV làm mất cân bằng hệ sinh thái... dẫn đến dịch hại cây trồng nhiều. Trước tình hình trên, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) vào đồng ruộng để quản lý dịch hại cây trồng dựa trên cơ sở cân bằng hệ sinh thái là rất cần thiết, góp phần đa dạng hóa sinh học trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường là hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện một số tỉnh ở ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng mô hình CNST trong chương trình “1 phải 5 giảm”, nhằm tạo ra một sản phẩm không có tồn dư hóa chất, thuốc BVTV, nâng cao chất lượng và giá trị lúa hàng hóa đáp ứng nhu cầu XK. An Giang là tỉnh phát triển mạnh mô hình CNST nhiều năm qua đã được nông dân đồng tình tham gia. Hàng năm, ngành nông nghiệp tỉnh phát động thi đua khen thưởng cho nông dân tham gia canh tác lúa theo CNST. Ông Cao Vĩnh Thông, Trưởng phòng Kỹ thuật, Chi cục BVTV An Giang cho biết: SX lúa theo CNST là hướng đi bền vững giúp nông dân giảm chi phí SX, tăng năng suất, chất lượng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Cần phải ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác lúa, từng bước hướng dẫn nông dân thực hiện nhiều giải pháp như san phẳng mặt ruộng, tưới tiết kiệm, giảm giống, phân bón hóa học, thuốc BVTV. Cụ thể hóa giải pháp canh tác lúa trên nền "1 phải 5 giảm" thành một quy trình cụ thể thống nhất để đảm bảo phát triển SX theo hướng bền vững, giảm ô nhiễm môi trường đồng ruộng mang tính công nghệ cao, hướng đến giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận đi vào thực tiễn và đời sống nông dân. Bên cạnh đó, nhằm quy chuẩn hóa cụ thể quy trình SX theo hướng tiêu chuẩn chất lượng VietGAP và GlobbalGAP. Ông Nguyễn Văn Bé Năm canh tác 1,6ha ở xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn cho biết: “Trước đây, ruộng lúa của tôi luôn được sạ dày, năm 2009, được Trạm BVTV huyện tổ chức lớp tập huấn từ chương trình "3 giảm 3 tăng" và "1 phải 5 giảm". Đến năm 2010, tôi được hướng dẫn trồng hoa trên ruộng lúa thấy mỹ quan rất đẹp, dẫn dụ được thiên địch nên mấy năm nay canh tác giảm được 2 - 3 lần phun thuốc ở giai đoạn đầu và giai đoạn trước khi thu hoạch mà năng suất lúa luôn đứng ở mức 6 - 7 tấn/ha, tiết kiệm từ 1,5 - 2 triệu đồng/ha/vụ”. Nông dân Nguyễn Thanh Sang ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới đoạt giải Nhất trong phong trào thi đua ứng dụng CNST ở vụ lúa ĐX 2014-2015 vui mừng cho biết: “Từ khi áp dụng CNST trong SX lúa, tôi thấy ruộng mình trở nên đẹp hơn đồng thời còn tiết kiệm hơn 3 triệu đồng/ha/vụ. Vụ ĐX năm nay, với diện tích canh tác 1,2 ha lúa, trồng các loại hoa dọc theo các tuyến bờ đê gồm sao nháy, đậu bắp, cúc và hướng dương. Nhờ áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” nên hiệu quả tăng lên rõ rệt, năng suất mô hình trồng hoa đạt 7,2 tấn/ha, cao hơn 0,3 tấn/ha so với ngoài mô hình, lợi nhuận gần 18 triệu đồng/ha, trong khi đó ngoài mô hình chỉ hơn 10 triệu đồng/ha. Không những tiết kiệm được chi phí mà còn hạn chế tiếp xúc với thuốc trừ sâu, bảo vệ sức khỏe. Các vụ lúa tiếp theo gia đình sẽ tiếp tục thực hiện và cùng phát động nông dân trong xóm để chương trình ngày càng ứng dụng mạnh mẽ”.
Báo Nông nghiệp Việt Nam
|
Cảng Tanjung Pelepas (PTP), liên doanh giữa Tập đoàn MMC Malaysia và APM Terminals Hà Lan, đã đạt cột mốc lịch sử khi trở thành cảng container đầu tiên tại Malaysia xử lý trên 12 triệu TEU trong một năm.
Các thông tin công bố trong tuần cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục có tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng; Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đồng đều khi hoạt động lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh, hoạt động sản xuất tăng chậm lại.
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, ở kịch bản cơ sở (xác suất 60%), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm 2025 và ở kịch bản tích cực (xác suất 20%) tăng trưởng GDP có thể cao hơn, đạt 9-9,5% trong điều kiện bên ngoài thuận lợi hơn và quyết liệt nội tại, nhưng cũng có thể thấp hơn, nếu nhiều điều kiện bất lợi...
Từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM biến động trái chiều nhau. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 6/2025 là 2.373 USD/tấn, tăng 1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.876 USD/tấn.
Thế giới - Thị trường tuần đầu tiên của năm 2025 cho thấy phản ứng khá tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận giảm giá. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, cả giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận ổn định trong tuần này. Theo tờ thehindubusinessline.com, nhu cầu mạnh và sản lượng cao khích lệ nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ mặc cho lượng nhập khẩu tăng.
Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024
Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).
Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.
Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp