Mảnh ruộng 40m2 sân thượng 15/01/2019

Ngồi đếm 15 triệu đồng từ con lợn đất vừa đập ra, chị Thùy cho biết, đây là số tiền bán rau sạch trên sân thượng, chị bỏ lợn đất tiết kiệm để cuối năm tiêu Tết.

Chưa đầy tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhiều gia đình đang đau đầu không biết lấy tiền đâu tiêu Tết, bởi thời điểm hiện tại tiền thưởng chưa rõ được bao nhiêu. Nhưng với chị Lê Thị Thùy ở Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội), năm nay, chị rủng rỉnh tiêu Tết với 15 triệu đồng - khoản tiền chị tiết kiệm được từ tiền bán rau sạch trồng trên sân thượng. Nhờ đó, toàn bộ tiền lương, thưởng Tết chị sẽ để trả nợ, không phải cắt xẻo tiêu Tết như những năm trước.

Chị kể, chị làm kế toán, chồng chị làm kỹ sư xây dựng, tổng thu nhập của hai vợ chồng cũng được khoảng 20-25 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, vào mỗi dịp Tết, hai vợ chồng có thêm khoản thưởng khoảng 50-60 triệu đồng.

Với khoản thu nhập đều đặn như vậy, vợ chồng chị sẽ sống khá sung túc. Thế nhưng, ba năm nay, ngoài tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tất cả tiền lương, thưởng chị đều phải dồn vào trả nợ tiền mua nhà. Do đó, để có tiền tiêu Tết cũng khiến chị đau đầu.

 

Sân thượng nhà chị Thùy được tận dụng để trồng các loại rau quả sạch 

“Cũng may có vườn rau trên sân thượng cứu cánh”, chị Thùy nói. Với 60m2 sân thượng, chị tận dụng để trồng các loại rau sạch cho gia đình ăn được 4 năm nay.

Ban đầu, khi trồng rau trên sân thượng, chị chỉ trồng mỗi loại vài thùng xốp lấy rau cho gia đình ăn. Mãi đến cuối năm 2016, rau vụ đông chị trồng được mùa, cả nhà ăn không ăn chị phải đem cho mấy nhà hàng xóm. 

Cho liên tục, các hộ gia đình xung quanh liền bảo, thay vì đem cho, khi nào thừa rau thì bán cho họ lấy tiền mua phân hay mua giống, họ thì có rau sạch ăn.

Thấy vậy, từ năm 2017, chị bắt đầu mở rộng diện tích rau ra gần kín sân thượng. Mùa nào thức nấy, mỗi loại chị trồng vài thùng xốp để lúc nào cũng có rau ăn, thành ra rau ăn lá, ăn quả đều đủ cả.

Hàng ngày, cứ 6 giờ sáng chị lên sân thượng cắt rau cho gia đình ăn, nếu nhiều thì cắt bán luôn cho các gia đình lân cận. Cắt xong, chị tưới nước cho vườn rau rồi mới xuống ăn sáng và đi làm.

 

Mỗi ngày chị đều lên sân thượng hái rau để gia đình ăn, nếu nhiều hái bán bớt cho hàng xóm. Tiền bán rau chị "nuôi" lợn đất để cuối năm có tiền tiêu Tết

Mấy hộ dân cạnh nhà chị cũng cũng dễ tính, có rau nào ăn rau ấy chứ không đòi hỏi. Thế nên, nay chị cắt rau cải thì họ cũng ăn luôn rau cải. Còn giá rau chị bán cũng bằng với giá chợ, không đắt hơn.

"Mỗi bó rau giá chỉ vài ngàn; cà chua, quả su su hay đỗ xanh thì bán được 20.000 đồng/kg. Song, tích tiểu thành đại, cứ mỗi ngày thu được vài chục ngàn đồng tiền bán rau tôi đều bỏ vào lợn đất tiết kiệm để cuối năm lấy tiền đó tiêu Tết”, chị Thùy chia sẻ.

Vừa rồi đập lợn đất chị “nuôi” từ tiền bán rau ra đếm, kết quả khá bất ngờ khi khoản tiền trong lợn tích cóp được lên đến gần 15 triệu đồng.

Cầm số tiền trong tay, chị bảo đó là công sức vất vả cả năm của chị, ngày ngày chị ngồi bắt từng con sâu, tưới từng gáo nước. Đổi lại, Tết này chị có một khoản tiền kha khá để chi tiêu, không phải tằn tiện như những năm trước, trong khi lương thưởng vẫn còn nguyên si.

“Tôi đã bàn với chồng, Tết biếu ông bà nội ngoại mỗi bên 3 triệu, còn lại 9 triệu để mua sắm cho gia đình như vậy là vừa khéo”, chị tiết lộ. Chị vừa mua con lợn đất mới to hơn vì dự kiến năm 2018, thu hoạch rau trên sân thượng sẽ nhiều hơn do chị đang trồng kín các loại rau trên sân thượng, chủng loại cũng đa dạng hơn nên hy vọng tiền thu được sẽ nhiều hơn.

Hà Dương

Tin cùng loại

Cảng Tanjung Pelepas (PTP), liên doanh giữa Tập đoàn MMC Malaysia và APM Terminals Hà Lan, đã đạt cột mốc lịch sử khi trở thành cảng container đầu tiên tại Malaysia xử lý trên 12 triệu TEU trong một năm.

Các thông tin công bố trong tuần cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục có tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng; Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đồng đều khi hoạt động lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh, hoạt động sản xuất tăng chậm lại.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, ở kịch bản cơ sở (xác suất 60%), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm 2025 và ở kịch bản tích cực (xác suất 20%) tăng trưởng GDP có thể cao hơn, đạt 9-9,5% trong điều kiện bên ngoài thuận lợi hơn và quyết liệt nội tại, nhưng cũng có thể thấp hơn, nếu nhiều điều kiện bất lợi...

Từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM biến động trái chiều nhau. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 6/2025 là 2.373 USD/tấn, tăng 1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.876 USD/tấn.

Thế giới - Thị trường tuần đầu tiên của năm 2025 cho thấy phản ứng khá tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận giảm giá. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, cả giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận ổn định trong tuần này. Theo tờ thehindubusinessline.com, nhu cầu mạnh và sản lượng cao khích lệ nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ mặc cho lượng nhập khẩu tăng.

Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024

 Báo cáo điều nhân xuất khẩu 2024

Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.

Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi