Chuyên gia diệt chuột 14/01/2019

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Ngọc Bước (Năm Bước) ở khu phố 5, thị trấn Hòa Vinh (huyện Đông Hòa, Phú Yên) chỉ làm nghề duy nhất là diệt chuột.

 


 

Năm Bước (ngoài cùng bên trái) trong buổi hội thảo diệt chuột thực hành đặt bẫy bán nguyệt 

 

Sáng, bước chân ra khỏi nhà là ông đi thẳng ra ruộng lội từ đồng này sang đồng khác đặt bẫy mặt trăng (hay còn gọi là bẫy bán nguyệt) để diệt chuột. Mới đây Chi cục BVTV Phú Yên tổ chức hội thảo về biện pháp diệt chuột, mời ông ra ruộng làm “chuyên gia” truyền đạt bí quyết đặt bẫy bán nguyệt tóm đầu “ông Tý”.

"Đón đầu" lũ chuột

Dạo quanh mấy bờ ruộng “ngó trước nhìn sau” một lúc, Năm Bước lội vô ruộng đặt bẫy. Bờ ruộng có nhiều hang chuột nhưng Năm Bước không đặt bẫy ngay miệng hang mà đặt cách bờ 1m.

Năm Bước chia sẻ: Muốn đặt bẫy bắt được chuột hiệu quả nhất là trước khi đặt bẫy vạch chòm lúa nhìn kỹ dưới gốc lúa tìm ra đường đi của chuột trong ruộng. Thường chuột nay cắn chòm lúa này mai cắn chòm lúa khác, nên trên đường đi của chúng có chỗ rẽ đó là ngã ba và đặt bẫy tại đó. Chuột đi lối nào về lối đó nên trên đường đi về thấy mồi thò đầu vào ăn dính bẫy.

Còn đặt ở miệng hang, tính chuột đa nghi mới đặt bẫy không ăn mồi liền, trong khi đó vướng đường đi chuột “đá” (mang) bẫy bị sập. Cũng chính vì chuột đa nghi nên đặt bẫy ở chỗ ngã ba, tối đầu tiên “lạ mắt” chuột không ăn mồi, đến tối thứ hai “quen mặt” chuột cắn mồi bẫy tóm gọn. Cách đặt bẫy ở ngã ba này chuột không dính tối nay cũng dính tối mai nên gọi là đón đầu chuột.

Cái “tài” của Năm Bước là trong một đám ruộng lúa xanh tốt, lá lúa thả quặt cần câu nhưng chỉ cần nhìn sơ qua, mắt ông “bói” ra đường đi chuột rất nhanh, vì vậy lượng bẫy rảo đi đặt trong ngày số lượng nhiều, đồng nghĩa tối đó số lượng chuột dính bẫy tăng lên. Không nên đặt bẫy chết một chỗ mà phải dời bẫy…

Vụ hè thu năm nào ông cũng diệt 5.000 con, vụ đông xuân diệt 3.000 con. Sở dĩ vụ đông xuân ít hơn do vụ sạ mới gối đầu qua mùa mưa nên chuột ít hơn. Hơn 10 năm qua ông diệt hàng tấn chuột.

Đài thọ cơm nước

Tại buổi hội thảo lội ruộng thực hành, ông Huỳnh Minh Cảnh, PGĐ HTX nông nghiệp Bình Kiến 2 (TP Tuy Hòa), đưa ra ý định vụ hè thu 2016, HTX “rước” ông Năm Bước ra cánh đồng xã Bình Kiến diệt chuột.

Thế nhưng ông chỉ nhận lời là mời những ai thích học cách đặt bẫy mặt trăng diệt chuột hiệu quả thì vào thị trấn Hòa Vinh, ông sẵn sàng “đài thọ” cơm nước ngày 2 bữa để truyền đạt kinh nghiệm.

Bởi cả cánh đồng rộng lớn từ thị trấn Hòa Vinh lên xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) nông dân “đặt hàng” ông diệt chuột. Do kín lịch đi diệt chuột nên ông không thể sang địa phương khác được.

Với kinh nghiệm diệt chuột, hiện ông có trong tay “tài sản” với 1.300 cái bẫy mặt trăng. Hàng ngày ông đi đánh bẫy rồi thăm bẫy thu gom chuột chết.

Lúc nào trong người ông cũng có quyển sổ ghi lại những phát hiện mới, như giáo trình. Ngoài ra ông ghi lại số chuột dính bẫy trên mỗi đám.

Cứ mỗi con chuột là 5.000 đồng, trong lúc thăm bẫy có sao ông ghi vậy. Người nghèo, già cả neo đơn một năm chỉ làm đám ruộng thì ông diệt chuột “khuyến mãi”.

Theo Th.S Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục BVTV Phú Yên, chuột là đối tượng gây hại thường xuyên trên đồng ruộng và rất khó phòng trừ. Những năm gần đây không có lũ lớn nên chuột sinh sôi nhiều cắn phá mùa màng. Vì vậy ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân ra quân diệt chuột xuyên suốt vụ lúa. Mới đây chi cục đã mời “chuyên gia” Năm Bước truyền đạt nghề đặt bẫy bán nguyệt diệt chuột cho nông dân. Ông Năm Bước có nhiều kinh nghiệm diệt chuột, cách làm hay, sáng tạo…


Báo Nông nghiệp Việt Nam

 

Tin cùng loại

Cảng Tanjung Pelepas (PTP), liên doanh giữa Tập đoàn MMC Malaysia và APM Terminals Hà Lan, đã đạt cột mốc lịch sử khi trở thành cảng container đầu tiên tại Malaysia xử lý trên 12 triệu TEU trong một năm.

Các thông tin công bố trong tuần cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục có tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng; Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đồng đều khi hoạt động lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh, hoạt động sản xuất tăng chậm lại.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, ở kịch bản cơ sở (xác suất 60%), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm 2025 và ở kịch bản tích cực (xác suất 20%) tăng trưởng GDP có thể cao hơn, đạt 9-9,5% trong điều kiện bên ngoài thuận lợi hơn và quyết liệt nội tại, nhưng cũng có thể thấp hơn, nếu nhiều điều kiện bất lợi...

Từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM biến động trái chiều nhau. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 6/2025 là 2.373 USD/tấn, tăng 1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.876 USD/tấn.

Thế giới - Thị trường tuần đầu tiên của năm 2025 cho thấy phản ứng khá tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận giảm giá. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, cả giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận ổn định trong tuần này. Theo tờ thehindubusinessline.com, nhu cầu mạnh và sản lượng cao khích lệ nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ mặc cho lượng nhập khẩu tăng.

Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024

 Báo cáo điều nhân xuất khẩu 2024

Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.

Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi