Canh tác lúa cây ăn trái vùng nhiễm mặn 14/01/2019

Mới đây Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật canh tác lúa, cây ăn trái ở vùng ĐBSCL.


Gieo mạ, sử dụng máy cấy để chủ động thời vụ 

Đối với cây lúa, trà lúa ĐX muộn đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ, áp dụng các biện pháp sau: Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tranh thủ thời gian có nước ngọt để tích tối đa vào các kênh mương và tưới cho lúa.

Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn ngoài biện pháp tích nước ngọt rửa mặn còn áp dụng biện pháp: Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt tưới phun lá. Phun một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...).

Trong vụ HT, vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống. Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn  OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM 6677. Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn; Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi khi làm đất, lượng 500 - 1.000kg vôi bột/ha. Sử dụng các dạng phân ure chậm tan như đạm vàng (Ure 46A+) hoặc đạm xanh (Ure + NEB26) để chống thất thoát đạm; Tăng cường bón bổ sung Kali sun phát (K2SO4) trong giai đoạn đầu.

Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1 phần nghìn với các giai đoạn mạ, lúa làm đòng và trỗ).

Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ hoặc kết hợp tưới phun khi sử dụng thuốc BVTV với lượng nước phun khoảng 600 - 800 lít/ha.

Đối với cây ăn quả: Khi có nguy cơ bị nhiễm mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước.

Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân kali sun phát (K2SO4), vôi bột lượng 500 - 1.000 kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như KNO3 (10 gr/1lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...). Không tưới nước có độ mặn trên 2 phần nghìn. Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.


Chuyển đổi trồng bắp trên vùng khô hạn

Sau thời gian nghiên cứu chọn tạo, Viện Lúa ĐBSCL đã giới thiệu thành tựu một số giống lúa triển vọng có khả năng chống chịu mặn tốt như OM108 chống chịu rầy nâu và đạo ôn (cấp 2), chịu mặn 4 - 5 phần nghìn;

OM284 chống chịu rầy nâu cấp 5 và đạo ôn cấp 3; chịu mặn với nồng độ muối 4 - 5 phần nghìn;

OM359 hơi nhiễm với rầy nâu và đạo ôn (cấp 7), chịu mặn nồng độ 3 - 4 phần nghìn;

OM232 chịu mặn tốt giai đoạn mạ, chịu mặn nồng độ 3 - 4 phần nghìn;

OM9921 phản ứng đối với rầy nâu cấp 3 - 4, bệnh đạo ôn cấp 5 - 8, chịu mặn nồng độ 3 - 4 phần nghìn, đặc biệt là những vùng ven biển nhiễm mặn;

Lúa nếp OM406 dẻo và có mùi thơm nhẹ, chịu mặn nồng độ 3 phần nghìn.

TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia lưu ý, vùng khô hạn và bị nhiễm mặn cần điều chỉnh lịch thời vụ, chờ mưa xuống giống, cần tính toán cụ thể chứ không theo quy trình SX bình thường như những năm trước. Lưu ý lựa chọn giống ngắn ngày, một số vùng có điều kiện xem xét lựa chọn phương pháp gieo mạ, sử dụng máy cấy để chủ động thời vụ SX.

Địa phương nào bị hạn nhưng ít bị xâm nhập mặn nên lựa chọn cây trồng chịu hạn như bắp, đậu tương hay một số cây hoa màu khác có nhu cầu nước tưới ít. Tuy nhiên xem xét và lựa chọn cho vùng chuyển đổi cây trồng thích nghi, chuyển đổi phải có quy hoạch, có DN tham gia ký hợp đồng tiêu thụ nông sản.

Về giải pháp canh tác, trong thời gian chờ đợi mưa xuống cố gắng cày ải, phơi đất để sau khi gieo sạ đất giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn. Ở một số địa phương nước ngọt khan hiếm chỉ cần áp dụng giải pháp tưới tiết kiệm, bơm đủ nước, không tưới tràn lan.

Trong tình hình hạn và xâm nhập mặn đặc biệt như năm nay, một số mô hình khuyến nông đã xây dựng triển khai trong thời gian qua bị ảnh hưởng nên cần có sự điều chỉnh, nhất là trong vụ HT phải hạn chế tối đa những tác động bất lợi. 

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các mô hình SX lúa áp dụng các giải pháp 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật trồng lúa SRI vừa giảm chi phí SX vừa giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó thực hiện dự án giảm lượng giống lúa gieo sạ, giảm chi phí, tăng hiệu quả SX.

 

Báo Nông nghiệp Việt Nam

 

Tin cùng loại

Cảng Tanjung Pelepas (PTP), liên doanh giữa Tập đoàn MMC Malaysia và APM Terminals Hà Lan, đã đạt cột mốc lịch sử khi trở thành cảng container đầu tiên tại Malaysia xử lý trên 12 triệu TEU trong một năm.

Các thông tin công bố trong tuần cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục có tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng; Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đồng đều khi hoạt động lĩnh vực phi sản xuất tăng mạnh, hoạt động sản xuất tăng chậm lại.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, ở kịch bản cơ sở (xác suất 60%), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8% năm 2025 và ở kịch bản tích cực (xác suất 20%) tăng trưởng GDP có thể cao hơn, đạt 9-9,5% trong điều kiện bên ngoài thuận lợi hơn và quyết liệt nội tại, nhưng cũng có thể thấp hơn, nếu nhiều điều kiện bất lợi...

Từ ngày 30/12/2024 đến 03/01/2025, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM biến động trái chiều nhau. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 6/2025 là 2.373 USD/tấn, tăng 1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.876 USD/tấn.

Thế giới - Thị trường tuần đầu tiên của năm 2025 cho thấy phản ứng khá tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận giảm giá. Ấn Độ - Sau 2 tuần ghi nhận giảm, cả giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận ổn định trong tuần này. Theo tờ thehindubusinessline.com, nhu cầu mạnh và sản lượng cao khích lệ nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ mặc cho lượng nhập khẩu tăng.

Báo cáo điều thô và nhân nhập khẩu năm 2024

 Báo cáo điều nhân xuất khẩu 2024

Chứng nhận Thương mại công bằng được công nhận là một lợi thế đáng kể cho các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam nhằm tận dụng Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

Các dữ liệu công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi những tín hiệu khả quan; trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lạm phát tiếp tục giảm, hoạt động xuất khẩu chậm lại.

Từ ngày 09/12/2024 đến 13/12/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 5/2025 là 2.418 USD/tấn, giảm 4,1%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 01/2025 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.987 USD/tấn.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi