1000 nông dân học kỹ thuật ghép điều
14/01/2019
Với sự vào cuộc quyết liệt của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), phong trào ghép cải tạo vườn điều đang ngày càng nhân rộng.
Vườn điều ghép tại Bình Phước cho năng suất và tỷ lệ nhân thu hồi cao Riêng tại Bình Phước, đã có gần 1.000 nông dân trồng điều được tham gia lớp hướng dẫn kỹ thuật này… Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp với hộ có mô hình ghép cải tạo vườn điều đạt hiệu quả cao tại xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập tổ chức hướng dẫn kỹ thuật ghép cho nông dân tại 9 xã (Tiến Hưng, Đồng Nai, Đoàn Kết, Long Phước, Thác Mơ, Thanh Bình, Thanh Hòa, Tân Phú, Đồng Tiến), thuộc 5 huyện và thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Phú). Mỗi lớp học có tới 100 học viên là nông dân, ai cũng hào hứng khi thấy được hiệu quả vượt trội của mô hình cải tạo vườn điều, do các “giảng viên” cũng là nông dân SXKD điều giỏi đứng ra hướng dẫn. Ông Hoàng Văn Tần, người trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật ghép cải tạo vườn điều cho biết: "Là một nông dân gắn bó với cây điều từ hàng chục năm qua, cũng như nhiều nông dân khác, trước đây sự hiểu biết của chúng tôi về cây điều là quá ít. Từ việc chọn giống, trồng, chăm sóc đều phải tự mày mò, trao đổi học tập lẫn nhau. Do vậy lúc đầu đa số trồng điều bằng hạt, sau đó mua giống điều ghép tại các cơ sở nhân giống (của cả nhà nước và tư nhân) nhưng khi đem về trồng đến lúc thu hoạch đều không đạt yêu cầu như mong muốn, phần lớn điều năng suất thấp, hạt nhỏ… gây tổn thất cho bà con nông dân. Chúng tôi nhận thấy phần lỗi này chủ yếu do giống điều không chuẩn nhưng lại được đưa ra thị trường ồ ạt, không ai kiểm soát". Vì thế, từ vụ điều 2001 - 2002, nhóm nông dân trồng điều tại đây tiến hành khảo sát và tuyển chọn một số cây điều có chất lượng tốt, năng suất cao, hạt to, không bị thất vụ (tại các xã Long Hà, Long Hưng, Bù Nho, Long Tân). Sau khi có được chồi ghép của cây đầu dòng được tuyển, họ tiến hành ghép vào các cây điều kém chất lượng. Từ năm 2001 - 2006 quá trình ghép thử nghiệm có kiểm tra, đánh giá, so sánh và tuyển ra được 3 giống có ưu điểm vượt trội: Năng suất đạt trên 3 tấn/ha, hạt to đạt từ 130 - 160 hạt/kg; đặc biệt có một giống cho năng suất trên 4 tấn/ha, hạt to đều từ 110 - 130 hạt/kg, tỷ lệ nhân thu hồi 30 - 32%, ít sâu bệnh và không bị thất vụ. Các địa phương phải đẩy mạnh tổ chức xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, chuyển giao TBKT, quy trình thâm canh điều. Phấn đấu các vườn điều trồng tập trung được áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo tán, tỉa cành, xới xáo, bón phân, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh. Từ những thành công trên, nhóm nông dân ghép điều giỏi của xã Long Hà đã hợp tác với Vinacas và một số cơ quan của tỉnh Bình Phước tiến hành nhân rộng cách làm cho bà con nông dân. Đến với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước, gần 1.000 nông dân trồng điều đã được hướng dẫn ghép cải tạo từng phần, không bị gián đoạn thu nhập, giúp bà con yên tâm, tin tưởng vào phương pháp này. Theo nông dân Hoàng Văn Tần: "Bà con cần chú ý ghép trước, cắt tỉa cành nhánh sau. Ghép vào những cây ít hạt và hạt bé; ghép vào những cây trồng dày trong vườn bị giao tán, giúp vườn điều trở nên thông thoáng, cây quang hợp tốt. 1 cây điều có thể ghép cải tạo từ 1 đến 3 mùa vụ. Đồng thời với ghép cải tạo, bà con cần chăm sóc mắt ghép đúng kỹ thuật, quan tâm phòng trừ sâu bệnh (nhất là sâu đục thân). Đặc biệt, phải bón phân phù hợp cho cây điều gốc vì giúp nuôi cành nhánh, ra hoa, kết trái và nuôi dưỡng những cành ghép mới". Ngoài phối hợp với trung tâm dạy nghề, nhóm nông dân ghép điều giỏi xã Long Hà còn được nhiều nơi mời ghép dịch vụ cho các nông hộ trồng điều ở 13 xã, kết quả đều rất khả quan, tỷ lệ mắt ghép sống đều đạt trên 90%. Theo Cục Trồng trọt, các tỉnh có diện tích điều lớn cần tập trung đầu tư xây dựng vườn điều đầu dòng, vườn nhân giống có quy mô phù hợp với nhu cầu cây giống hàng năm của địa phương. Đặc biệt, 100% cây điều ghép phải được lấy mắt ghép, gốc ghép từ cây đầu dòng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Báo Nông nghiệp Việt Nam |
Ngày 28 tháng 10 năm 2024, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã tổ chức Tọa đàm tham vấn với chủ đề <Nhận diện những khó khăn, thách thức và tìm giải
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) xin gửi quý doanh nghiệp bản tin xúc tiến
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) xin gửi quý doanh nghiệp bản tin xúc tiến
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) xin gửi quý doanh nghiệp bản tin xúc tiến thương mại và đầu tư của ITPC số 38 từ ngày 01.11 - 08.11.2024. Sau đây là một số tin nổi bật trong tuần.
Thế giới - Thị trường tuần này cho thấy chiều hướng khá tiêu cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận tang. Ấn Độ - Giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục giảm trong 1 tháng qua.
Từ ngày 21/10/2024 đến 25/10/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 3/2025 là 2.453 USD/tấn, giảm 6,7%.
Trong tuần vừa qua, các thông tin công bố làm giảm dự đoán FED sẽ giảm lãi suất trong tháng 11 khi dữ liệu về việc làm và lạm phát mạnh hơn dự kiến. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khan khi các dữ liệu cho thấy nhu cầu trong và ngoài nước chậm lại.
Trong tuần vừa qua, các thông tin công bố làm giảm dự đoán FED sẽ giảm lãi suất trong tháng 11 khi dữ liệu về việc làm và lạm phát mạnh hơn dự kiến. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khan khi các dữ liệu cho thấy nhu cầu trong và ngoài nước chậm lại.
Thế giới - Thị trường tuần này cho thấy phản ứng trái chiều. Ấn Độ - Giá tiêu nội địa và xuất khẩu Ấn Độ ghi nhận tăng kể từ tuần trước.
Từ ngày 16/9/2024 đến 20/9/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, MRE và SICOM đều tăng.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp