Ứng dụng phân bón lá vi lượng Borozinc để cải thiện năng suất chất lượng trong canh tác lúa 21/06/2023

KS Đỗ Công Hoàng

Tình trạng thiếu Kẽm và Bo xuất hiện ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là các vùng trồng lúa ở Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đất cát và các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ dễ bị rửa trôi, xói mòn mạnh, đất nghèo chất hữu cơ… Thường bị thiếu Bo và Kẽm.

Bo và Kẽm có vai trò thiết yếu đối với các nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng:

- Bo là một trong những nguyên tố vi lượng có hiệu quả nhất với cây trồng. Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hoóc-môn, trao đổi đạm, nước và các chất khoáng khác.

- Bo có vai trò quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa, hình thành phấn hoa, giúp tăng thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.

- Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây, có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… Ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây.

Triệu chứng thiếu Kẽm và Bo trên cây lúa:

- Thiếu Bo (B): Làm giảm chiều cao cây lúa, đầu lá dần bạc trắng và xoăn cuộn lại, có thể làm chết các đỉnh sinh trưởng, bông nhỏ, số gié và số hạt trên bông ít.

- Thiếu Kẽm (Zn): Cây lúa chậm hồi xanh, còi cọc, hơi lùn, kém nở bụi, lá nhỏ xù ra và thường có sọc màu trắng ở giữa các lá non và lá giữa. Thiếu Kẽm nặng sẽ xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng đến nâu trên các lá giữa, sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu nâu sẫm.

Nhằm giúp người sản xuất lúa phòng ngừa và khắc phục được các triệu chứng trên để đạt năng suất và chất lượng tốt hơn, Công Ty CP Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn giới thiệu đến bà con một loại phân bón lá vi lượng siêu Bo-Kẽm cao cấp, rất thiết yếu trong suốt quá trình sinh trưởng đối với cây lúa và những cây trồng có tính mẫn cảm cao với Bo và Kẽm.

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

- BOROZIN là phân bón lá vi lượng chứa Bo và Kẽm dễ tiêu với hàm lượng rất cao, được nhập khẩu từ Pháp Quốc.

- BOROZINC được đóng lon 100 g và 200 g. Phân thành phẩm có dạng bột, tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước.

- Nhà sản xuất: AGRONUTRITION. Địa chỉ: Parc Activestre - 3 av. de l Orchidee - 31390 CARBONNE – France.

- Đăng ký lưu hành tại VN: Công ty DESANGOSSE. Địa chỉ: Bonnel 47480, Pont-Du-Case, France.

- Độc quyền phân phối: Công Ty CP Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn.

THÀNH PHẦN:

- Bo (B): 130.000 ppm (= 13% Boron)

- Kẽm (Zn): 40.000 ppm  (= 4% Kẽm)

- Ẩm độ: 1 %

CÔNG DỤNG:

- BOROZINC ngăn ngừa hiệu quả sự thiếu hụt Bo và Kẽm cho cây trồng. Bởi hầu hết các loại đất tại Việt Nam đều thiếu 2 nguyên tố vi lượng B và Zn.

- BOROZINC là sản phẩm lý tưởng cho cây lúa và những cây ăn trái mẫn cảm với nguyên tố B và Zn, ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng lá non nhỏ, biến dạng, biến màu, chùn đọt, chết ngọn, rụng trái non, nứt trái, sượng trái, bọng ruột…

- BOROZINC là sản phẩm cao cấp có công thức đặc biệt ôn hòa, rất hữu ích để sử dụng trong các giai đoạn nhạy cảm khi cây sinh trưởng mạnh và có nhu cầu B và Zn cao như: ra hoa, thụ phấn, đậu trái…

- BOROZINC tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước, tạo môi trường pH tối ưu khi tiếp xúc với lớp biểu bì thực vật giúp chất dinh dưỡng được lá hấp thụ nhanh chóng và triệt để.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Bón lá

1. Cây lương thực: Lúa, bắp… Pha 12,5 - 25g / 25 lít nước. Phun vào các giai đoạn 30, 45 và 55 ngày sau khi gieo.

2. Đậu đỗ: Đậu phộng, đậu nành, đậu xanh… Pha 12,5 - 25g / 25 lít nước. Phun vào giai đoạn trước và sau khi ra hoa.

3. Cây ăn trái: Sầu riêng, cây có múi, xoài, na, thanh long, nhãn… Pha 25 - 50g / 25 lít nước. Hoặc pha 200 - 400g cho phuy 200 lít nước. Phun giai đoạn: Phân hóa mầm hoa,  trái non và dưỡng trái.

Rau: Bắp cải, Súp lơ, khoai tây, cà chua, ớt, dưa hấu, dưa leo, đậu cove… Pha 25 - 50g / 25 lít nước. Phun vào giai đoạn sau hồi xanh, trước ra hoa, trái non.

 

Tin cùng loại

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4-8 tuổi trở lên. Hiện nay, bị giá cao su chi phối, nên việc chăm sóc chỉ ở mức duy trì, làm cây suy yếu, vì vậy vào mùa mưa rất dễ bị nhiễm bệnh.

Dimenat 20 EC là thuốc trừ sâu dạng nhủ dầu (EC), thuộc nhóm lân hữu cơ (OP’s), tác động ức chế men Achetylcholinesterazase (AChE)

Chuột có mắt không tốt lắm, không nhìn thấy xa, không phân biệt được màu sắc, bù lại chuột có khả năng cảm nhận mùi, vị thức ăn rất tốt. Chuột rất thính tai, rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh, bơi lội dễ dàng

Cỏ dại ở đất trồng cạn đặc biệt là trên đất trồng mía, thường xuất hiện nhiều loại như mần trầu, lông, chỉ, lồng vực , túc, cháo, chác, mần ri, vòi voi, dền gai, cứt heo, mắc cở…, mỗi loại cỏ có cấu tạo hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển rất khác nhau.

Bệnh vàng lá héo rũ cây chuối (bệnh Panama) là bệnh khá phổ biến trên các vùng chuối hiện nay trên thế giới. Bệnh có thể gây chết hàng loạt làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng chuối tại nhiều vùng.

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to

Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng, làm tăng chi phí sản xuất.

Cam quýt là loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển và làm tăng chi phí sản xuất. Một trong những bệnh hại khá nguy hiểm trên cam quýt là bệnh đốm dầu. Bệnh đốm dầu thường gặp trên cam quýt được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.

Bọ Trĩ 21/06/2023

Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên nhiều loai cây trồng như lúa, rau, đậu, điều, CAT,... Đây là loại côn trùng rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy được bằng mắt thường, thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ, phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái,… Rồi hút nhựa.

Từ tháng 10 - 12 dương lịch hàng năm, những vườn điều ở các tỉnh Miền Đông Tây Nguyên và Miền Trung Nam Bộ trút bỏ dần bộ lá già cỗi, khoác lên mình tán lá mới xanh non mơn mởn. Thời gian này cây điều cũng bắt đầu ra hoa và kết trái, nhu cầu dinh dưỡng đa, trung và vi lượng của cây điều cũng cao hơn lúc bình thường.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi