![]()
Saromite 57 EC
21/06/2023
Huỳnh Kim Ngọc 1. Đặc điểm Saromite 57EC, hoạt chất Propargite, là thuốc trừ nhện thuộc nhóm lưu huỳnh (Sulfur), dạng nhủ dầu, chứa 57% hoạt chất (570 g/l), mùi hôi khí lưu huỳnh, màu nâu nhạt. Là thuốc đặc trị các loài nhện hại cây, tác động qua đường tiếp xúc và xông hơi, hiệu lực trừ nhện nhanh và có thể kéo dài trên 20 ngày. Ưu điểm của Saromite 57EC là diệt được nhện ở tất cả các giai đoạn phát triển bao gồm nhện trưởng thành, nhện non và trứng nhện. Hiệu quả trừ nhện rất tốt ngay cả khi nhện đã kháng các loại thuốc trừ nhện khác. Thuốc thuộc nhóm độc III. Rất ít độc với người và gia súc, ít độc với ong và các loài nhện là thiên địch bắt mồi, tương đối độc với cá và các động vật thủy sinh. Thời gian cách ly: 7 ngày. Saromite 57EC hiện được đăng ký trừ nhện đỏ hại chè, nhện gié và bọ phấn hại lúa, nhện lông nhung hại nhãn. 2.Hướng dẫn sử dụng
3. Chú ý khi sử dụng - Nên phun nhiều nước, phun đều hai mặt lá, tránh phun khi vườn cây khô hạn, đang ở giai đoạn mẫn cảm như đang ra hoa (nếu cần thiết phun vào buổi chiều), thời tiết quá nóng hay quá lạnh,. - Không phun trên một số cây trồng mẫn cảm như đu đủ, vải và một số loài hoa. Để an toàn và hiệu quả nên đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn trước khi sử dụng. - Nhìn chung, có thể pha Saromite 57EC với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác, ngoại trừ dầu khoáng SK Enspray 99EC, thuốc có tính kiềm mạnh như dung dịch Bordeaux. - Ở nước ta, hoạt chất Propargite được đăng ký với nhiều tên thương mại khác nhau, sử dụng trừ nhện hại trên rau, đậu, cam, quít, chè. Saromite 57EC được khuyến cáo sử dụng trừ nhện đỏ hại chè, nhện gié, bọ phấn hại lúa và nhện lông nhung hại nhãn. |

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4-8 tuổi trở lên. Hiện nay, bị giá cao su chi phối, nên việc chăm sóc chỉ ở mức duy trì, làm cây suy yếu, vì vậy vào mùa mưa rất dễ bị nhiễm bệnh.
Dimenat 20 EC là thuốc trừ sâu dạng nhủ dầu (EC), thuộc nhóm lân hữu cơ (OP’s), tác động ức chế men Achetylcholinesterazase (AChE)
Chuột có mắt không tốt lắm, không nhìn thấy xa, không phân biệt được màu sắc, bù lại chuột có khả năng cảm nhận mùi, vị thức ăn rất tốt. Chuột rất thính tai, rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh, bơi lội dễ dàng
Cỏ dại ở đất trồng cạn đặc biệt là trên đất trồng mía, thường xuất hiện nhiều loại như mần trầu, lông, chỉ, lồng vực , túc, cháo, chác, mần ri, vòi voi, dền gai, cứt heo, mắc cở…, mỗi loại cỏ có cấu tạo hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển rất khác nhau.
Bệnh vàng lá héo rũ cây chuối (bệnh Panama) là bệnh khá phổ biến trên các vùng chuối hiện nay trên thế giới. Bệnh có thể gây chết hàng loạt làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng chuối tại nhiều vùng.
Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to
Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng, làm tăng chi phí sản xuất.
Cam quýt là loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển và làm tăng chi phí sản xuất. Một trong những bệnh hại khá nguy hiểm trên cam quýt là bệnh đốm dầu. Bệnh đốm dầu thường gặp trên cam quýt được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.
Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên nhiều loai cây trồng như lúa, rau, đậu, điều, CAT,... Đây là loại côn trùng rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy được bằng mắt thường, thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ, phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái,… Rồi hút nhựa.
Từ tháng 10 - 12 dương lịch hàng năm, những vườn điều ở các tỉnh Miền Đông Tây Nguyên và Miền Trung Nam Bộ trút bỏ dần bộ lá già cỗi, khoác lên mình tán lá mới xanh non mơn mởn. Thời gian này cây điều cũng bắt đầu ra hoa và kết trái, nhu cầu dinh dưỡng đa, trung và vi lượng của cây điều cũng cao hơn lúc bình thường.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp