Rầy nâu - Tác hại và biện pháp phòng trị 20/02/2019

Thạc sĩ Huỳnh Kim Ngọc

Rầy nâu gây hại bằng cách chích hút nhựa lúa, truyền bệnh virus… Rầy có thể gây hại từ giai đoạn sạ đến khi sắp thu hoạch. Ruộng bị cháy rầy thành từng chòm, nơi lúa mọc tốt, rậm rạp hay gần nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm. Rầy sinh sống và gây hại chủ yếu nơi gốc lúa. Rầy đẻ trứng ở bẹ và gân lá, có 5 tuổi, 2 – 3 ngày lột xác một lần, vòng đời khoảng 28 - 30 ngày, rầy trưởng thành thích ánh sáng đèn, có 2 dạng: Cánh ngắn và cánh dài, ruộng đầy đủ thức ăn, rầy cánh ngắn chiếm đa số, khi ruộng hết thức ăn hay điều kiện thời tiết không thuận lợi, rầy sẽ di cư (vào ban đêm).

 

Ngoài thiệt hại do cháy rầy, rầy còn truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và lúa cỏ. Bệnh không có thuốc trị. Rầy non và rầy trưởng thành đều có khả năng truyền virus, rầy lột xác vẫn truyền bệnh, tuy nhiên bệnh không truyền qua trứng, thời gian ủ bệnh trong rầy khoảng 7 – 10 ngày, rầy nhiễm virus chích hút lúa chưa tới 1 giờ có thể truyền bệnh cho lúa khỏe, 1 cá thể rầy nâu có thể truyền cùng lúc cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, trên cùng một bụi lúa có thể mang cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Tuy nhiên, cũng trong 1 bụi có thể có chồi bệnh, chồi không bệnh. Thời gian ủ bệnh trên lúa còn tùy vào giống và giai đoạn bị nhiễm bệnh.

Nhìn chung giai đoạn nhiễm bệnh càng sớm (khoảng 1 tháng sau khi sạ – lúa với ngắn ngày), thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và thiệt hại càng nặng. Cỏ lồng vực (cỏ gạo), cỏ đuôi phụng là ký chủ trung gian của bệnh, bệnh không lây qua trứng rầy, giống, đất, nước, gió, vết thương trên lúa…

 

 

Biện pháp tổng hợp quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa:

(1) Hạn chế trồng giống nhiễm,

(2) Gieo sạ đồng loạt (né rầy) theo hướng dẫn của cơ quan chức năng,

(3) Không sạ, cấy dầy,

(4) Vệ sinh đồng ruộng, không để lúa chét,

(5) Thả vịt ăn rầy (nếu điều kiện cho phép),

(6) Nâng mực nước trên ruộng để diệt trứng (nếu có thể),

(7) Thăm đồng thường xuyên nhất là giai đoạn đầu một tháng sau sạ,

(8) Chú ý trừ rầy giai đoạn mạ,

(9) Thường xuyên theo dõi thông báo sâu bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng,

(10) Phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn của Cục BVTV như Butyl (Buprofezin) 10WP, 400SC, Bascide (Fenobucarb) 50EC, Schezgold (Pymetrozin) 500WG, Brimgold (Dinotefuran + Imidaclopride) 200WP hoặc Sairifos (Chlorpyrifos + Cypermethrin) 585EC (trường hợp mật số rầy quá cao cần dập dịch tức thời). Chú ý cần phun theo 4 đúng, phun đủ lượng nước thuốc theo khuyến cáo (tối thiểu 2 bình 16 lít/1000 m2), phun vào gốc nơi rầy sinh sống và gây hại, có thể phun sáng sớm hay chiều mát.

 

 

Tin cùng loại

Nông nghiệp đô thị là một khái niêm không mới, nhưng phổ biến thời gian gần đây. Thực tế hiện nay ở các thành phố lớn, người dân thành thị có nhu cầu trồng hoa cảnh trước sân nhà

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao. Thị trường tiêu thụ sầu riêng hiện nay đang rộng mở, nguồn lợi đem lại từ xuất khẩu sầu riêng của nước ta là rất lớn

Xoài là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào khả năng đầu tư kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Thán thư là một loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây xoài.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quý bà con nông dân trong việc chọn lựa sử dụng sản phẩm mới thay thế các sản phẩm trừ cỏ do độc hại cao đã bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở nước ta như thuốc chứa hoạt chất Glyphosate, Paraquat, 2,4 D

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại thường bộc phát.

Xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao su năm 1975 tại Malaysia và sau đó ít thấy xuất hiện nên được xem là loại bệnh không quan trọng. Tuy nhiên năm 2016, dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Campuchia và Việt Nam.

 Vào mùa khô nên phun định kỳ ( 7 đến 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau :  (1) Saimida 100SL, (2)  Sec Saigon 10, 25EC, (3) Sairifos 585EC ( + Dầu SK Enspray 99EC) , (5) Rải Sargent 6GR, Diaphos 10GR (trừ rệp sáp gốc)...

Thời gian gần đây, rầy phấn trắng hại lúa xuất hiện và gây hại nhiều trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cữu Long, nhất là Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Xuất khẩu sầu riêng hiện là đề tài nổi bật trong các cuộc gặp gỡ của hầu hết các nhà nông trên cả nước. Bên cạnh đó, hiện tượng sượng múi sầu riêng cũng được các nhà nông quan tâm không kém. Vậy hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nó.

Phân bón lá TANO 601 của công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn được đánh giá như là 1 loại phân bón đa năng, vì có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, và cho hầu hết các loại cây trồng.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi