Phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa gieo sạ vụ ĐX 2020-2021 07/01/2021

Kỹ sư Trần Thành Tín

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại thường xuất hiện trên đồng ruộng, với tính chống chịu cao, sinh trưởng mạnh chúng cạnh tranh dinh dưỡng, nước làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây lúa, đồng thời là nơi trú ẩn của chuột và các loại sâu bệnh hại gây khác…

Vụ Đông Xuân thường thời tiết se lạnh, mưa và rét kéo dài nên việc sử dụng thuốc trừ cỏ không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vì vậy, vấn đề phòng trừ cỏ dại đúng thời điểm, đúng cách là yêu cầu hết sức cấp thiết. Để làm tốt được việc này chúng ta cần nhận diện được các loại cỏ dại có trên ruộng để chon lựa loại thuốc trừ cỏ và thời điểm xử lý thuốc cỏ phù hợp.

I. PHÂN LOẠI CỎ

1. Phân loại theo hình thái

- Cỏ một lá mầm: Cỏ nhóm hòa bản và nhóm chác lác như: cỏ lồng vực, đuôi phụng, chác lác,…

- Cỏ hai lá mầm: Cỏ nhóm lá rộng như: Rau mác, rau bợ, rau mương,…

2. Phân loại theo đặc điểm thực vật

- Nhóm cỏ hoà bản: Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn. Bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân tròn và rỗng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm, ăn nông.

- Nhóm cỏ chác, lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác. Không phân biệt bẹ lá và phiến lá, lá đính trên thân theo 3 hàng phía quanh thân. Phần gốc các lá tạo thành ống bao quanh thân.

- Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau (gân lá hình mạng lưới đối với cỏ song tử diệp và gân lá song song với đơn tử diệp).

II. QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỬ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA GIEO SẠ.

1. Biện pháp canh tác

- Cày lật đất trước khi bừa trục để gieo sạ khoảng 20-25 ngày để vùi lấp tàn dư cỏ dại, lúa chét và hạn chế mầm mống sinh vật gây hại. Lưu ý trước khi cày lật đất tiến hành thu gom các tàn dư cây trồng, nhất là cỏ dại và bông cỏ đem tiêu hủy.

- Làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt và bón lót theo qui trình, nhất là bón phân lân để tạo điều kiện cho cây lúa sau khi bén rễ hồi xanh có đủ chất dinh dưỡng để cây lúa hút và phát triển nhanh lấn át cỏ dại, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho lúa khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

- Sử dụng giống đạt chuẩn để gieo sạ, nhằm hạn chế khả năng lẫn tạp hạt cỏ từ nguồn giống. Trước khi ngâm ủ cần sàng sẩy loại bỏ hạt lép, lững và hạt cỏ dại.

- Sau khi gieo sạ tùy theo điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, cần điều tiết mực nước trong ruộng thích hợp có tác dụng hạn chế cỏ dại phát triển và khi thời tiết thuận lợi (nhiệt độ thích hợp) có thể sử dụng thuốc trừ cỏ để xử lý và căn cứ vào thời gian, loại cỏ trên ruộng để lựa chọn thuốc trừ cỏ phù hợp

2. Biện pháp hóa học

- Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc trừ cỏ ruộng lúa. Mỗi sản phẩm có hoạt chất diệt cỏ khác nhau, Tùy theo thời điểm và tình trạng cỏ dại trên ruộng để lựa chọn sản phẩm phù hợp để sử dụng. Ưu tiên chọn sản phẩm cho hiệu quả trừ cỏ cao và  ít độc hại với con người và môi trường.

- Nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm:  Được sử dụng trước khi nhìn thấy cỏ dại trên ruộng để ngăn chúng không xuất hiện

- Nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: Được sử dụng khi cỏ đã xuất hiện trên ruộng, cỏ có từ 1-2 lá.  

- Để giúp kiểm soát tốt cỏ dại trên ruộng lúa trong suốt thời gian canh tác xin giới thiệu 2 sản phẩm thuốc trừ cỏ lúa của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn:

 + Thuốc trừ cỏ Bebu 30 WP:

Bebu 30 WP là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm,  chứa 2 hoạt chất Butachlor 28.5% + Bensulfuron Methyl 1.5% (chất an toàn Fenclorim 10%) hiệu quả với cả ba nhóm cỏ hòa bản, chác lác và lá rộng như: đuôi phụng, lồng vực, cỏ túc, cháo, chác, rau mác, bạc bợ, vẩy ốc,... An toàn cho cây lúa

Thuốc có tác động chọn lọc, tiếp xúc và nội hấp, xâm nhập vào cây cỏ  vừa qua lá vừa qua rễ và thân mầm nên có tác động diệt cỏ rất hữu hiệu ở giai đoạn cỏ chưa mọc, hạt cỏ mới nhú mầm và cỏ đã mọc nhưng còn nhỏ (1 - 2 lá)

Phun khi gieo sạ 1-3 ngày, liều lượng 60g/bình 20 lít, phun 02 bình cho 1.000 m2

- Thuốc trừ cỏ Pataxim 55 EC:

+ Pataxim 55EC là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, chứa 2 hoạt chất Butachlor 275g/l  và Propanil 275g/l. Sự phối hợp 2 hoạt chất này có tác dụng tăng cường hiệu lực trừ cả 3 nhóm cỏ và kéo dài thời gian sử dụng

+ Phun khi gieo sạ từ 4 - 12 ngày, tương ứng từ khi cỏ mới mọc đến cỏ có 3 lá

+ Lượng thuốc sử dụng từ 2 - 2,5 lít/ha, pha 80 - 120 ml thuốc/bình 20 lít nước, phun phủ mặt ruộng từ 2 - 2,5 bình cho 1 công ruộng 1.000m2. Phun sớm thì dùng liều thấp phun muộn thì dùng liều cao theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

- Lưu ý khi phun thuốc trừ cỏ:

Khi phun thuốc ruộng cần tháo cạn nước, nhưng đủ ẩm, sau phun 1 - 3 ngày cho nước vào ruộng, điều chỉnh mực nước ruộng phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Không phun thuốc trừ cỏ khi trời sắp mưa, gió to hoặc khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dưới 180C.

 

Tin cùng loại

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi