Phòng trừ Ốc Bưu Vàng trên ruộng lúa 17/10/2019

SỬ DỤNG DIOTO 250 EC, DIOTO 830 WG PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG TRÊN RUỘNG LÚA

Ốc bươu vàng là dịch hại ngoại lai, nguồn gốc từ Brazil, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985, thiệt hại ghi nhận đầu tiên vào năm 1994 tại Kiên Giang và TP.HCM. Ốc bươu vàng sống trong nước ngọt, ruộng chua, phèn, độ pH < 4 hay độ mặn > 0,6% ốc không sống được. Ốc gây hại bằng cách cắn đứt mạ từ khi sạ đến khoảng 20 ngày sau. Ruộng sa bị hại nặng hơn ruộng cấy. Ốc có thể gây hại suốt ngày đêm, tuy nhiên thường gây hại chủ yếu chiều – tối.

Để phòng trị ốc bươu vàng cần áp dụng tổng hợp các biện pháp, phải làm liên tục, rộng khắp và làm sớm trước khi mùa vụ bắt đầu. Các biện pháp bao gồm đặt lưới chắn ở cống, bộng dẫn nước, vét rãnh, bắt ốc bằng tay, cắm cọc thu gom trứng, cày bừa kỷ, cày sâu, đưa nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) nhử ốc trồi lên rồi diệt, sau sạ không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, trường hợp ốc quá nhiều, các biện pháp trên không hiệu quả, cần thiết phải dùng thuốc trừ ốc như DIOTO 250EC, 830WG. Cần lưu ý nếu phòng trị bằng thuốc hoá học nên theo đúng hướng dẫn trên nhãn.

DIOTO có nghĩa là Diệt Ốc Tốt, chứa hoạt chất Niclosamide, có hai dạng chế phẩm:

Dạng nhủ dầu (EC), hàm lượng Niclosamide: 250 gam / L.

Dạng cốm (WDG), hàm lượng Niclosamide Olamine: 830 gam / kg.

DIOTO tác động rất nhanh đến chức năng hô hấp và tiêu hoá, ngăn cản hấp thu đường và quá trình biến dưỡng khiến ốc không hấp thu được oxy và dưỡng chất mà chết chỉ sau khi phun 15 đến 30 phút. DIOTO diệt tốt cả ốc lớn, ốc nhỏ, hiệu quả triệt để, nhờ đó tiết kiệm chi phí phòng trừ (thuốc, thời gian, công lao động). DIOTO dễ phân huỷ bởi ánh sáng do đó phân hủy rất nhanh trong môi trường. DIOTO ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lúa và hệ sinh thái trong nước. Phun DIOTO trên ruộng, sau đó vài ngày có thả vịt vào ăn ốc. Đến nay chưa ghi nhận tính kháng của ốc với hoạt chất Niclosamide. Chỉ cần phun DIOTO một lần, đúng theo hướng dẫn, diệt ốc cả vụ. DIOTO thuộc nhóm độc 5 GHS không độc cho ong, chim, dê, cừu, độc tính thấp đối với người, gia súc và động vật có vú, được WHO khuyến cáo sử dụng trên ruộng lúa.

Hướng dẫn sử dụng:

* Dioto 250EC: Liều dùng: 1 lít/ha. Pha 100 ml thuốc cho bình 16 lít để phun cho 1 công ruộng ( 1.000 m2).

* Dioto 830WDG: Liều dùng: 200 - 600 gam/ha, tùy ruộng có ốc nhiều hay ít, có thể pha từ 20 gam đến 60 gam/bình 16 lít để phun cho 1.000 m2.

Một số lưu ý:

+ Thời điểm phun: Có thể phun DIOTO các thời điểm sau :

* Phun trước sạ: Trước sạ vài ngày, dẫn nước vào ruộng, nhử ốc trồi lên rồi phun thuốc, sau đó làm đất tiến hành sạ bình thường.

* Phun sau sạ: Phun ngay khi lấy nước vào ruộng chuẩn bị rước phân đợt 1 (khoảng 7 – 10 ngày sau sạ).

+ Mực nước: Khi phun, giữ mực nước khoảng 3-5 cm là vừa. Sau phun tiếp tục giữ nước ít nhất 2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại. Để đảm bảo diệt ốc triệt để, cần chú ý: (1) không phun khi ruộng không có bờ bao, (2) ruộng sạ ngầm hay (3) mực nước trên ruộng quá sâu (trên 5cm).

+ Nên phun thuốc lúc chiều mát.

 

Tin cùng loại

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi,  rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.

Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.

Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.

Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, lạc (đậu phộng), khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch.

Bệnh thán thư gây khô cành khô quả thường phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành và khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.

Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.

Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.

Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi