Nhện gié hại lúa và cách phòng trừ 03/01/2015

Hỏi: Lúa ở vùng chúng tôi thường bị nhện gié gây hại rất nặng. Xin được nói rõ thêm về con nhện này và những biện pháp phòng trừ chúng sao cho có hiệu quả cao?  

Nguyễn Văn Tám

và một số bà con ở Thoại Sơn (An Giang)

 

Trả lời:  Nhện gié (Steneostarsonemus spinki Smiley) là một loài dịch hại nguy hiểm cho cây lúa và đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta trong những năm gần đây.  

Cơ thể của nhện rất nhỏ (dưới 1mm), trong suốt, rất khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa làm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển kém. Nếu mật số cao, nhện có thể leo lên hại bông, làm hạt lúa bị lép lửng. Những vết thương do nhện gây ra còn là cửa ngõ cho nhiều loài nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây lúa, đặc biệt là nấm Sarocladium oryzae gây thối bẹ lá. 

Khi lúa còn nhỏ, nhện chích hút ngoài bẹ lá và nơi tiếp giáp giữa bẹ và thân. Ban đầu chỉ là những chấm mầu trắng vàng, sau lan rộng dần rồi chuyển sang mầu thâm nâu đen (giống vết bầm do cạo gió, nên có nơi bà con gọi là “bệnh cạo gió” có nơi gọi là “bệnh bã trầu”). 

Từ khi lúa đẻ nhánh, nhện đục vào bên trong và sinh sống ở các khoang mô của bẹ và gân lá, tạo những sọc dài mầu tím thâm đen. Nếu nặng cây lúa sẽ sinh trưởng kém, trỗ không thoát, hạt méo mó, bông thẳng đứng (do hạt lúa bị lép lửng). Khi lúa trỗ, nhện di chuyển lên phía trên gây hại cuống bông, cuống gié và chui vào trong vỏ trấu (lúc lúa trỗ bông phơi mầu) gây hại hạt, làm hạt lúa bị lép và có mầu nâu đen lốm đốm, gây thất thu năng suất nghiêm trọng. 

Để hạn chế tác hại của nhện gié, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây: 

Những vùng thường bị nhện gây hại nặng, sau khi thu hoach nên rải rơm phơi khô rồi đốt (nếu được, nên cày phơi ải và cho đất nghỉ khoảng 3 tuần). Thu gom cỏ dại, lúa chét… từ vụ trước đem tiêu hủy hoặc phơi khô trên ruộng rồi đốt cùng rơm rạ. 

Không gieo sạ quá dầy, nên sạ hàng với lượng giống khoảng 70-80 ka/ha. 

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tránh bón thừa đạm. 

Không để ruộng bị khô hạn, nhất là là giai đoạn đứng cái-trỗ bông, phơi mầu.  

Không phun thuốc trừ sâu phổ rộng, không phun thuốc trừ sâu sớm ở đầu vụ để bảo vệ thiên địch của nhện trên ruộng lúa. 

Cần kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện sớm nhện (dùng kính lúp kiểm tra nhện hoặc phát hiện vết thâm tím trên bẹ lá). Nếu phát hiện có nhện (hoặc vết thâm tím), cần phun thuốc diệt trừ. 

Về thuốc, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc trừ dịch hại cây trồng. Tuy nhiên, đối với con nhện gié hại lúa theo kinh nghiệm của bà con vùng ĐBSCL thì nếu sử dụng thuốc Sulox 80WP pha với liều lượng 60gr thuốc/bình 16 lít, hoặc thuốc Saromite 57EC pha với liều lượng 16ml thuốc/bình 16 lít. Pha xong, phun 3 bình cho 1.000m2, đã cho hiệu quả rất cao.. 

Những vùng thường bị nhện hại nặng, nên phun ngừa 2 lần (sau sạ 35-40 ngày và sau sạ 50-55 ngày). 

Khi sử dụng thuốc các bạn cần lưu ý: 

Chỉnh béc phun thật nhuyễn, phun kỹ mặt dưới lá. Phun ướt đẫm cây lúa, lượng thuốc dư sẽ chẩy sâu xuống theo bẹ lá vào bên trong giết nhện. 

Nếu được, trước khi phun thuốc nên bơm nước ngập gốc thân lúa, để nhện di chuyển lên phía trên, dễ trúng thuốc hơn 

Nên phun vào buổi chiều mát, vì đến đêm nhện thường bò ra khỏi bẹ lá leo lên gây hại ở phía trên cây lúa, hiệu quả diệt nhện của thuốc sẽ cao hơn.

 

 

NGUYỄN DANH VÀN

Tin cùng loại

Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi