Nhện gié hại lúa
03/09/2019
Thạc sĩ Huỳnh Kim Ngọc Trước đây nhện gié xuất hiện và gây hại trong vụ mùa tại một số tỉnh ĐBSCL… Tuy nhiên gần đây, nhện gié cũng được ghi nhận xuất hiện và gây hại một số tỉnh phía Bắc, thất thu năng suất có thể lên tới 50%. Triệu chứng: Nhện gié hầu như có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của lúa từ giai đoạn mạ cho đến trổ, chín và gây hại các bộ phận của lúa như bẹ lá, gân lá, thân, cuống bông/gié và cả hạt lúa. Giai đoạn mạ, nhện chủ yếu hại bên ngoài bẹ, nơi tiếp giáp giữa bẹ và thân. Giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, nhện đục vào trong, sống và gây hại trong bẹ và gân lá. Giai đoạn trổ – chín, nhện gây hại chủ yếu trong bẹ, gân lá, thân, cuống bông và nếu mật số cao nhện bò lên chui vào vỏ trấu và gây hại trên hạt. Triệu chứng phổ biến do nhện gié gây hại trên bẹ, thân là các vết sọc dài có màu nâu thẫm mà nông dân gọi là bệnh cạo gió hay bã trầu. Nếu nhện gây hại trên bông sẽ khiến bông có dạng thẳng đứng vì phần lớn hạt bị lép, lửng. Hạt bị nhên hại có màu nâu lốm đốm, méo mó. Ngoài việc chích hút nhựa, vết thương cơ giới do nhện gây ra còn tạo điều kiện cho một số nấm xâm nhập và gây hại trong đó đáng chú ý là nấm gây bệnh thối bẹ: Sarocladium oryzae.
Tác nhân và đặc tính sinh học: Nhện gié có tên khoa học là: Steneotarsonemus spinki (Oligonicus oryzae), thuộc bộ nhện: Acarina. Nhện có kích thước rất nhỏ, trong suốt, khó quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên có thể thấy được bằng kính lúp. Vòng đời nhện gié ngắn từ 10 – 12 ngày. Nhện cái đẻ khoảng 50 trứng, trứng màu trắng, đẻ rải rác trong bẹ, trứng không thụ tinh được sẽ nở ra nhện đực. Trứng sau 1 – 2 ngày sẽ nở ra nhện non, cơ thể nhọn, dài, có 3 cặp chân. Nhện non kéo dài khoảng 4 – 5 ngày, sau đó nhện trưởng thành kéo dài khoảng 5 – 6 ngày, có 4 cặp chân. Nhện sống chủ yếu trong bẹ lúa, gân lá phía trên mực nước và gây hại bằng cách chích hút nhựa gây các vết sọc dài màu nâu thẩm trên bẹ, thân hay các đốm lấm chấm trên hạt. Điều kiện môi trường: Nhện gié phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng, khô, ruộng thiếu nước, do đó nhện gây hại chủ yếu trong tháng 5 - 6 vụ Hè Thu ở ĐBSCL và tháng 8 - 9 vụ Mùa ở miền Bắc. Ghi nhận cho thấy sự bộc phát của nhện gié vào giữa và cuối vụ có liên quan đến việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu vào đầu vụ do đó làm giảm mật số thiên địch của nhện như nhện ăn thịt và ong ký sinh. Ruộng gieo sạ dầy, bón thừa đạm, ruộng khô hạn, ruộng sạ chay, sạ liên tục, vệ sinh đồng ruộng kém, ruộng còn sót lúa gốc, lúa rày của vụ trước bị nhện gié, giống mẫn cảm (IR.50404, Khang Dân 18, Nếp cái hoa vàng…) thuận lợi cho nhện gié phát triển và gây hại. Biện pháp quản lý: - Luân canh (nếu có thể) để cắt đứt nguồn ký chủ. - Sau thu hoạch, đốt đồng nếu ruộng thường xuyên bị nhện gié gây hại. - Cày ải phơi đất, làm đất kỹ nhất là ruộng các vụ trước thường xuyên bị nhện hại. - Vệ sinh đồng ruộng, diệt lúa gốc, lúa rày của vụ trước bị nhện gié gây hại. - Không sạ dầy. - Bón phân cân đối, hợp lý, không bón thừa đạm. - Giữ mức nước thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, không để ruộng khô. - Bảo vệ thiên địch (ong, nhện ký sinh), sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết. - Thăm đồng thường xuyên, chú ý giai đoạn đẻ nhánh – trổ ( 35 – 60 NSS), nhất là giai đoạn từ : 35 – 50NSS, dùng kính lúp quan sát trong bẹ nếu thấy có nhện hoặc trên bẹ, gân, thân, cuống bông có triệu chứng như mô tả trên (vết sọc dài màu nâu thẩm) thì cần phun thuốc phòng trị nhện ngay, không để nhện gây hại trên cuống bông/gié hay hạt vì khi ấy đã quá muộn. - Về thuốc trừ nhện có thể dùng các loại thuốc đặc trị nhện sau : + Sulox 80WP: Pha 60 - 80 g / 20 lít. + Saromite 57EC: Pha 15 – 20 ml / 20 lít + Dầu khoáng SK Enspray 99EC : pha 60 ml / 20 lít. Khi phun thuốc cần chú ý: (1) Trước khi phun, nếu có thể, cho nước vào ruộng, để nhện di chuyển lên trên, khi phun dễ trúng thuốc. (2) Nên chỉnh bét phun mịn hạt và phun đẩm vào nơi nhện sống và gây hại (bẹ, thân lá). (3) Do nhện rất nhỏ, ẩn náu trong bẹ lúa, lại được bao bọc trong kén tơ mỏng nên cần phun nhiều nước (400 – 500 lít nước/ha). Có thể phun sáng sớm hay chiều mát. Nếu lúa đang trổ nên phun vào buổi chiều (nếu trời không mưa). Cần theo dõi kỹ hướng dẫn trên nhãn.
|
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp