Nguyên nhân làm lúa đỗ ngã và cách khắc phục 19/08/2020

KS. Đỗ Công Hoàng

 Khi lúa bị đổ ngã sẽ gây nhiều thiệt hại cho người nông dân, ngoài việc làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn, lúa bị đổ ngã sớm còn làm giảm năng suất, làm tăng tỷ lệ thất thoát khi thu hoạch và giảm chất lượng nông sản do bị ướt và dính bùn.

Làm cách nào để phòng chống và khắc phục hiện tượng này? Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân làm cho cây lúa bị đổ ngã.

Hiện tượng lúa bị đổ ngã có nhiều nguyên nhân, có thể liệt kê một số nguyên nhân chính như sau:

A/ Nguyên nhân khách quan:

1/ Do điều kiện thời tiết bất lợi: Nguyên nhân này rất dễ thấy, nhất là trong vụ Hè thu hoặc Thu Đông, tiết trời thường âm u, mưa nhiều, thiếu ánh sáng nên cây lúa có khuynh hướng tăng trưởng theo chiều cao, khi gặp mưa to và gió lớn, đôi khi cả lốc xoáy, nếu cây lúa đang giai đoạn chín sữa trở đi rất dễ bị đổ ngã do mất cân đối trọng lượng giữa phần gốc và phần ngọn.

2/ Do thế đất thấp - trũng: Trên những chân ruộng thấp - trũng, nước ngập sâu liên tục, lúa thường vóng cao, thân mềm yếu, vừa dễ bị đổ ngã, vừa dễ bị các loại sâu bệnh tấn công như: Rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn…

B/ Nguyên nhân chủ quan:

1/ Do bón phân không cân đối: Trường hợp này rất thường gặp trên những chân ruộng nghèo lân, ka-li và can-xi, hoặc đất có hàm lượng mùn cao, nếu bón phân đạm quá nhiều không cân đối với lân và nhất là ka-li, sẽ dẫn đến hiện tượng lúa bị lốp đổ. Chúng ta đều biết đạm là nguyên tố giúp cây trồng phát triển về chiều cao thân lá, làm các tế bào dài ra nhanh, nhưng thành vách tế bào lại non yếu vì chưa tích lũy kịp xenllulo, rất dễ bị đổ ngã khi không có đủ các nguyên tố có chức năng giúp cây trồng cứng chắc và phát triển hài hòa, cân đối với đạm, đó là Lân, Ka-li và Can-xi.

2/ Do giống lúa: Đối với những giống lúa yếu cây, chịu phân kém mà chúng ta không có sự điều chỉnh, vẫn bón phân bình thường như những giống lúa khác hoặc sạ quá dầy cũng làm lúa dễ bị đổ ngã.

3/ Do bị nhiễm bệnh: Những ruộng bón thừa đạm, sạ dầy, hoặc ngập nước liên tục, khi gặp thời tiết ẩm ướt (mưa nhiều hoặc sương mù nhiều) rất dễ bị các loại nấm bệnh tất công như:  Đạo ôn, Khô vằn, Vàng lá chín sớm,… làm khô lá chân, do đó mức độ đổ ngã càng  nghiêm trọng hơn.

C/ Biện pháp khắc phục: Bà con nên áp dụng các biện pháp tổng hợp sau

1/ Làm đất:

- Ruộng sau khi thu hoạch cần cày ải phơi đất để tạo nên lớp đế cày, ruộng không bị lầy thụt, giúp khoáng hóa các chất hữu cơ và giải bớt các chất độc trong đất, giúp rễ lúa phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lúa cứng cây hơn.

- Ruộng canh tác lúa cần làm bằng phẳng và có hệ thống thoát nước hơi nghiêng về phía nước thoát để khi cần thì thoát nước được dễ dàng, công tác quản lý nước khi phun thuốc trừ cỏ và bón phân cũng thuận lợi hơn.

2/ Giống và mật độ gieo sạ:

- Nên chọn những giống lúa cứng cây, vừa kháng được sâu rầy, vừa hạn chế được đổ ngã khi lúa chín. Có thể đơn cử một số giống như: OM 11735, OM 18, OM 426, OM 429, OM 8901, OM 7262, Hương Châu 6 (áp dụng cho các tỉnh miền tây), HG12, VNR20, VNR88, Kim Cương 111 (các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên)…

- Bà con cần áp dụng biện pháp sạ thưa hợp lý, nếu sạ hàng thì lượng giống từ 80 – 100kg/ha, sạ lan lượng giống từ 100 – 120kg/ha. Sạ thưa tiết kiệm được giống, còn giúp rễ lúa phát triển tốt, thân khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh, ít đổ ngã, dễ thu hoạch bằng máy.

3/ Bón phân và quản lý nước: Đây là biện pháp quan trọng

- Để tránh bón thừa đạm bà con nên áp dụng bón phân theo bảng so màu lá lúa. Cử bón phân đón đòng, nếu thấy lúa quá xanh nên tăng cường bón ka-li và phun thêm phân bón lá SPC MKP (0 – 52 – 34)  hoặc SPC-K (13 – 0 – 46). Ngoài việc bón đầy đủ và cân đối giữa Đạm, Lân và Ka-li, ngay từ  đầu vụ cần bổ sung thêm Can-xi cho lúa bằng cách sử dụng phân có tên thương mại là SPC-CAL, tên hóa học là Calcium Nitrate (mà bà con nông dân quen gọi là Nitrate Can-xi hay Urê sữa) với liều lượng như sau:

+ Giai đoạn 10 – 15 ngày sau sạ: Bón 20 – 25 kg SPC-Cal /ha

+ Giai đoạn 40 – 45 ngày sau sạ: Bón 25 – 30 kg SPC-Cal /ha

- Bón phân SPC-Cal kết hợp phun phân bón lá SPC-MKP, SPC-K còn giúp hạ phèn, giải độc hữu cơ cho đất,  giúp cây lúa phát triển hệ rễ và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời Can-xi còn là nguyên tố trung lượng rất cần thiết cho cây, giúp các vách tế bào liên kết chắc chắn, tăng cường sức đề kháng với sâu bệnh, tăng sức chống chịu với thời tiết bất lợi và phòng chống đổ ngã khi ngập úng.

- Nên xiết nước khoảng 7 ngày vào giai đoạn trước khi cây lúa làm đòng để giúp rễ lúa ăn sâu, tạo sự thông thoáng trong ruộng, tăng cường quang hợp để tích lũy chất hữu cơ giúp lúa cứng chắc. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày cần tháo cạn nước để lúa cứng chân, ít bị đổ, dễ thu hoạch.

4/ Phun thuốc phòng-trị bệnh: Trong những trường hợp sạ dầy, bón thừa đạm hoặc trồng giống đặc sản nhưng yếu cây-dễ nhiễm bệnh, thời tiết ẩm ướt… để hạn chế đổ ngã và thiệt hại năng suất cần tăng cường phun phòng các loại thuốc trừ bệnh khô vằn và đạo ôn:

- Bệnh Khô vằn: Phun phòng bằng các loại thuốc như: Saizole 5SC hoặc Vanicide 5SL vào giai đoạn lúa 30 ngày và 45 ngày sau sạ.

- Bệnh Đạo ôn:

+ Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm làm đòng, nếu thấy đốm bệnh đạo ôn xuất hiện trên lá, cần chú ý phun trị sớm bằng những loại thuốc như: Trizole 75WDG, 75WP, Lúa Vàng 20WP hoặc Saipan 2L.

+ Vào giai đoạn trước trổ 5-7 ngày và sau khi lúa trổ được khoảng 80 – 90% số bông, dù lúa có xuất hiện bệnh hay không cũng cần tiến hành phun phòng bằng các loại thuốc đã nêu trên.

 

 

Tin cùng loại

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Nông nghiệp đô thị là một khái niêm không mới, nhưng phổ biến thời gian gần đây. Thực tế hiện nay ở các thành phố lớn, người dân thành thị có nhu cầu trồng hoa cảnh trước sân nhà

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao. Thị trường tiêu thụ sầu riêng hiện nay đang rộng mở, nguồn lợi đem lại từ xuất khẩu sầu riêng của nước ta là rất lớn

Xoài là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào khả năng đầu tư kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Thán thư là một loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây xoài.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quý bà con nông dân trong việc chọn lựa sử dụng sản phẩm mới thay thế các sản phẩm trừ cỏ do độc hại cao đã bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở nước ta như thuốc chứa hoạt chất Glyphosate, Paraquat, 2,4 D

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại thường bộc phát.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi