Chuột hại lúa và cách phòng trị 11/10/2018

Thạc sĩ Huỳnh Kim Ngọc

Chuột hại lúa là một dịch hại quan trọng, thiệt hại do chuột gây ra khá lơn. Đến nay riêng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện 13 loài chuột hại lúa. Trên ruộng, chuột hại vào bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, nặng nhất vào giai đoạn trổ đến làm đòng, lúc này chúng ăn đòng non (có vị ngọt) hay cắn ngang hạt lúa. Trong nhiều trường hợp, chuột cắn phá nhiều hơn là ăn. Ngoài việc cắn phá lúa, chuột còn đào hang trên đê, bờ ruộng, bờ đập… làm cho nước trong ruộng bị thất thoát. Để phòng tránh chuột hại lúa cần tìm hiểu kỹ về đặc tính sinh học của loài chuột, từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất.


Đặc tính sinh học:

Chuột có thị giác không tốt lắm, không nhìn thấy xa, không phân biệt được màu sắc, bù lại chuột có khả năng cảm nhận mùi, vị thức ăn rất tốt. Chuột rất thính tai, rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh, bơi lội dễ dàng, chủ yếu phá hại về đêm. Chuột không có răng nanh, nhưng có răng cửa mạnh và mọc dài. Chuột có tính đa nghi, hay nghi ngờ chổ lạ, thức ăn lạ, thường sống trong hang, nhất là ở bờ ruộng lúa. Khi lúa chín, chuột rời hang, vào sống trong ruộng, nhiều khi làm tổ trên cây lúa.


Chuột không thích nước, do đó, năm nào hạn nặng, năm đó chuột nhiều. Chuột không có khả năng đi lùi, do đó, trong hang, chuột đào nhiều ngóc, ngách để di chuyển. Khi chuột chưa trưởng thành, khó phân biệt chuột đực, chuột cái bằng mắt.  Trên đồng khi thiếu thức ăn, do bệnh tật hoặc quá đông đúc, chuột sẽ di cư sang nơi khác. Thời gian sống của chuột khoảng 1 năm, trong đó chuột cái sống lâu hơn chuột đực.

Chuột  ăn tạp, ăn chủ yếu thực vật xanh, ngoài ra chuột còn ăn cả cá con, ốc sên, ốc bươu vàng, cua…

Thời gian trưởng thành của chuột khá sớm. Sau khi đẻ xong, khoảng 1-2 tháng sau, chuột sẽ bắt cặp trở lại để đẻ tiếp lứa mới. Trung bình một năm chuột đẻ 4-6 lứa, mỗi lứa trung bình có 5-12 con.

Chuột chủ yếu gây hại vào ban đêm. Trên ruộng, chuột chủ yếu phá hại vào giai đoạn đòng - trổ. Nếu bị hại sớm, lúa có thể phục hồi, tạo ra dảnh (chồi) mới, nhưng khi lúa chín sẽ không đều, nếu bị hại muộn, lúa không phục hồi được, không cho năng suất.

Chuột có nhiều thiên địch như rắn, trăn, chim săn chuột, mèo, chó, bệnh hại… nhưng thiên địch quan trọng nhất của chuột chính là con người.

Phòng - Trừ:

            Công tác diệt chuột cần làm sớm ngay từ đầu vụ, làm đồng loạt, liên tục, đều khắp và có sự tham gia của cộng đồng.

* Phòng:

- Xác định thời vụ thích hợp, nên gieo trồng, thu hoạch đồng loạt.

- Không nên trồng quá nhiều loại cây trồng trên đồng.

- Vệ sinh đồng ruộng tốt

- Bảo vệ thiên địch của chuột.

* Trị:

- Bẫy cây trồng: Trên mỗi cánh đồng, chọn vài mảnh ruộng, trên đó trồng sớm và trồng lúa thơm để hấp dẫn chuột, ruộng bẫy được rào nylon xung quanh, bên trong đặt lồng để bắt chuột. Cần thăm đồng thường xuyên để nhặt chuột, rắn… chui vào lồng và tu sửa khi cần thiết.

- Dùng nước để hạn chế và giết chuột: Nếu có thể, giữ mức nước cao trong ruộng vào giai đoạn đòng – trổ để hạn chế chuột làm tổ ven bờ.

- Tổ chức săn đuổi: Bằng nhiều biện pháp như đào hang, đánh bẫy, xông khói, dùng chó săn  hay dùng máy cày quần bắt chuột. Biện pháp xông hơi trừ chuột bằng đất đèn (khí đá), lưu huỳnh, đốt rơm trộn ớt khô, xông khói lưu huỳnh cũng khá hiệu quả, lại rẻ tiền, không gây ô nhiễm…

 - Đánh bã: Mỗi công ruộng 1000 m2, đặt 15-20 máng bã, máng được đặt dưới bờ ruộng, xa bờ khoảng 1 mét, cứ cách 10 mét ta đặt một máng. Mồi có thể là gạo tấm, cùi dừa, khoai mì thêm ít dầu thực vật, nhất là mồi làm từ lúa mộng và sáp trộn thức ăn gia súc… Để tránh hiện tượng nhát bã, cần đặt bã mồi không có thuốc liên tiếp 3-5 ngày, sau đó vài ngày, thêm thuốc diệt chuột Zinphos 20% vào theo liều khuyến cáo. Cần làm liên tiếp vài ngày, rồi thu hết bã độc, mang đi tiêu hủy.


- Bắt chuột dùng làm thực phẩm: Đây là biện pháp trừ chuột rất hiệu quả, lại cải thiện thu nhập đáng kể. Thịt chuột rất ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn đạm bổ sung quí giá cho khu vực nông thôn có thu nhập thấp.

Cần chú ý: Không nên dùng điện để giết chuột, việc diệt vài con chuột nhắc, phải trả giá bằng sinh mạng con người là giá quá đắt và cần phải nghiêm cấm.

 

Tin cùng loại

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi