Bệnh vàng lá gân xanh hại cây có múi
25/09/2017
Bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn Liberobacter asiaticum a. Triệu chứng bệnh: - Lá: Trên cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh, người ta thường gọi vàng lá gân xanh. - Quả: Cây ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng một nhánh cây vừa mang quả vừa có hoa. Quả nhỏ hơn bình thường, méo mó, khi bổ dọc quả ra thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả chín ngược. Trên quả bị bệnh hạt thường bị thui đi, có màu nâu. - Rễ: khi bị bệnh Greening hệ thống rễ cây cũng bị thối nhiều, đa số những rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối. - Sự kết hợp giữa các đặc điểm nhận biết trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh Diaphorina citri trên vườn là cần thiết cho xác định bệnh vàng lá Greening. - Bệnh lan truyền chủ yếu qua rầy chổng cánh, ngoài ra còn qua đường chiết, ghép và qua dây tơ hồng. LƯU Ý: Triệu chứng bệnh vàng lá Greening rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng do thiếu kẽm (Zn) hoặc thiếu Ma-nhê (Mg): + Triệu chứng thiếu kẽm (Zn): thì các vùng xanh tạo thành đường thẳng dọc theo gân chính và các gân phụ, và triệu chứng thể hiện đồng loạt trên một diện rộng. + Triệu chứng thiếu Ma-nhê (Mg): điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. + Bệnh Greening: Lá già có những đốm vàng loang lỗ. Bệnh nặng thì các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng và uốn cong (lá tai thỏ) b. Tác nhân: Do vi khuẩn Gram âm sống trong mạch dẫn của cây. c. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh: Khả năng lây truyền bệnh vàng lá gân xanh phụ thuộc vào nguồn cây bệnh, côn trùng môi giới là rầy chổng cánh, thông qua mắt ghép và cành chiết nhiễm bệnh. Ở các vườn trồng dày, bị bệnh nặng. d. Biện pháp phòng trừ: - Sử dụng biện pháp phòng trừ đồng bộ trên diện rộng trong vùng mới đạt hiệu quả cao. - Cách ly nguồn nhiễm bệnh. - Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh. - Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán. - Tỉa cành, tạo tán sao cho vườn thông thoáng. - Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy chổng cánh trên vườn và trên các cây ký chủ. - Diệt rầy chổng cánh bằng biện pháp phun định kỳ thuốc hóa học SAGOMETRO 50WG, SCHEZGOLD 500WG hoặc SAIRIFOS 585EC phối hợp với BUTYL 10WP, 40WG, 400SC hoặc với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để bảo vệ các đợt lá non vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng. KS. ĐỖ CÔNG HOÀNG |
Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp