Bệnh mốc sương hại dưa 26/01/2019

TS. Nguyễn Minh Tuyên 

Hiện nay các loại dưa được trồng với diện tích khá lớn ở Việt Nam, chúng là những loại cây có giá trị kinh tế cao. Các loại dưa đang được xã hội tiêu thụ với lượng lớn và thường xuyên dưới dạng rau-quả. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài bệnh hại. Trong đó, bệnh mốc sương (có nơi gọi sương mai) là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất với dưa. Bệnh mốc sương đã gây mất mùa, làm tăng chi phí và cản trở sản xuất dưa của nhiều vùng.

* Triệu chứng và tác hại:

Trên lá, lúc đầu bệnh làm lá thâm tái và teo tóp lại, sau đó bị khô đi. Trong điều kiện ẩm thấp, nơi vết bệnh mới, được phủ nhẹ một lớp nấm trắng mỏng, đặc biệt mặt dưới lá, sau đó lá và các bộ phận tiếp giáp của cây cũng bị thối đen và ướt. Bệnh rất dễ lan rộng và làm vườn dưa bị thối lụi từng mảng. Trên trái, vết bệnh thường có hình bầu dục và trong điều kiện ẩm thấp thì vết bệnh được phủ nhẹ một lớp nấm trắng, sau đó quả sẽ bị thối. Bệnh không những gây thối quả khi dưa còn ở trên đồng, mà còn tiếp tục gây hại trong quá trình vận chuyển và lưu giữ sau thu hoạch.

 

* Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

 Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra.

 Điều kiện phát sinh phát triển:

- Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước.

- Vườn đã được trồng dưa, và các cây cùng ký chủ liên tục, hoặc được trồng gần vườn cà chua, khoai tây, hay một số cây trồng cạn khác như dưa, cà, ớt…

- Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật độ dày, bón phân bị dư đạm, thiếu phân hữu cơ và vi lượng, nên vườn cây rậm rạp.

- Quản lý nước không tốt, làm vườn thường xuyên ẩm thấp.

- Vụ Đông Xuân, thường có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển…

* Các biện pháp phòng trừ hiệu quả:

- Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích bệnh hại trên ruộng vườn trước khi trồng, nhất là vụ trước đã trồng các cây cùng ký chủ như dưa, cà chua, khoai tây, ớt,…

- Tìm giống kháng bệnh để trồng.

- Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, dễ gây rậm rạp và ẩm thấp trong vườn.

- Lên luống cao, phủ màng và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên.

- Bón phân cân đối, có đủ hữu cơ, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây như phân bón lá POLY FEED 15-15-30 ở giai đoạn hoa quả.

- Luân canh với cây trồng khác nếu vườn thường xuyên trồng dưa, cà chua, khoai tây.

- Khi điều kiện thời tiết âm u ít nắng, sương mù nhiều, không khí ẩm thấp và mát, thì cần phòng ngừa trước bằng các loại thuốc sau: TREPPACH BUL 607SL, hoặc ALPINE 80WG

- Nên phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày khi bệnh chớm xuất hiện trên đồng.

 

Tin cùng loại

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại thường bộc phát.

 Vào mùa khô nên phun định kỳ ( 7 đến 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau :  (1) Saimida 100SL, (2)  Sec Saigon 10, 25EC, (3) Sairifos 585EC ( + Dầu SK Enspray 99EC) , (5) Rải Sargent 6GR, Diaphos 10GR (trừ rệp sáp gốc)...

Thời gian gần đây, rầy phấn trắng hại lúa xuất hiện và gây hại nhiều trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cữu Long, nhất là Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Xuất khẩu sầu riêng hiện là đề tài nổi bật trong các cuộc gặp gỡ của hầu hết các nhà nông trên cả nước. Bên cạnh đó, hiện tượng sượng múi sầu riêng cũng được các nhà nông quan tâm không kém. Vậy hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nó.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quý bà con nông dân trong việc chọn lựa sử dụng sản phẩm mới thay thế các sản phẩm trừ cỏ do độc hại cao đã bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở nước ta như thuốc chứa hoạt chất Glyphosate, Paraquat, 2,4 D

Phân bón lá TANO 601 của công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn được đánh giá như là 1 loại phân bón đa năng, vì có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, và cho hầu hết các loại cây trồng.

Chuột có mắt không tốt lắm, không nhìn thấy xa, không phân biệt được màu sắc, bù lại chuột có khả năng cảm nhận mùi, vị thức ăn rất tốt. Chuột rất thính tai, rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh, bơi lội dễ dàng, chủ yếu phá hại về đêm.

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4-8 tuổi trở lên. Hiện nay, bị giá cao su chi phối, nên việc chăm sóc chỉ ở mức duy trì, làm cây suy yếu, vì vậy vào mùa mưa rất dễ bị nhiễm bệnh.

Dimenat 20 EC là thuốc trừ sâu dạng nhủ dầu (EC), thuộc nhóm lân hữu cơ (OP’s), tác động ức chế men Achetylcholinesterazase (AChE)

Cỏ dại ở đất trồng cạn đặc biệt là trên đất trồng mía, thường xuất hiện nhiều loại như mần trầu, lông, chỉ, lồng vực , túc, cháo, chác, mần ri, vòi voi, dền gai, cứt heo, mắc cở…, mỗi loại cỏ có cấu tạo hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển rất khác nhau.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi