Bệnh khô vằn hại lúa 29/09/2017

     TS Nguyễn Minh Tuyên

Lúa là cây trồng chính và quan trọng trong SX nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại xuất hiện. Bệnh khô vằn là một trong những dịch hại khá nguy hiểm trên lúa, bệnh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa đáng kể nếu không chú ý phòng trừ kịp thời.

Triệu chứng và tác nhân gây hại:

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên thân, lá, bông và hạt lúa. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở phần thân bẹ lúa sát mặt nước. Vết bệnh có hình vằn vện, loang lổ, có màu trắng xám. Nấm cũng có thể tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị ảnh hưởng. Bệnh làm hạt bẩn màu và giảm chất lượng...Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho bộ lá bị khô, cũng có thể làm toàn bộ cây bị khô, hạt bị lửng hoặc lép hoàn toàn.

Điều kiện phát sinh phát triển:

Trong điều kiện thời tiết có mưa, nóng và ẩm độ cao thì bệnh phát triển mạnh. Bệnh cũng thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân không cân đối, bị thừa đạm...

Một số biện pháp quản lý bệnh khô vằn đã được bà con nông dân áp dụng đạt hiệu quả:

- Sử dụng giống kháng bệnh hoặc ít nhiễm để gieo trồng.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo sạ.

- Trước khi gieo trồng, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh vụ trước (có thể đốt đồng khi cần), dọn sạch cỏ dại quanh bờ...

- Không gieo sạ quá dày để cây lúa được cứng cáp, kháng được bệnh (áp dụng theo lượng giống khuyến cáo của chương trình IPM, khoảng 120 kg/ha, nếu sạ hàng thì lượng giống còn ít hơn).

- Bón phân cân đối hợp lý, không thừa đạm, nên sử dụng phân bón theo bảng so màu lá lúa (khi lúa bị thừa đạm, lá có màu xanh đậm và phiến lá sẽ không đứng thẳng mà nằm ngang).

- Khi thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh, phát triển (như đã nêu ở trên), thì chủ động phòng ngừa trước như hạn chế dùng phân đạm, tăng cường phân kali. Có thể chủ động phun thuốc phòng ngừa nếu ruộng gieo sạ dày bằng giống nhiễm và đã bón dư đạm.

- Theo dõi ruộng thường xuyên, nhất là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh (từ giai đoạn lúa con gái đến đòng trổ). Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng thì ngừng sử dụng phân đạm và cần phun ngay một trong các loại thuốc sau:

+ Phun Luster 250SC, Saizole 5SC, hoặc Vanicide 5SL.

+ Nếu bệnh phát triển mạnh thì có thể phun lại sau 5-7 ngày.

*Chú ý khi phun xịt thuốc: Phun đủ lượng nước với bec phun tơi sương để thuốc xuống tận gốc lúa, phun khi ruộng đã ráo sương hoặc ráo nước sau mưa. Có thể chủ động phun ngừa trước khi lúa bước vào giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh.

Tin cùng loại

Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng.

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi