Bệnh héo xanh cây cà tím 30/10/2020

TS Nguyễn Minh Tuyên

Héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây cà tím, nhất là khi có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh cà tím đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu như cà chua, ớt…nhiều năm. Hiện nay, héo xanh cà tím vẫn đang là một loại bệnh nan giải đối với người trồng.

* Triệu chứng bệnh và tác hại:

Bệnh có thể xảy ra trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cà, tuy nhiên thường gặp ở giai đoạn ra hoa trái. Cây đang xanh tươi tự nhiên héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều. Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây xanh lại nếu bệnh còn nhẹ, nhưng cây sẽ chết héo luôn khi bệnh nặng. Bệnh có thể gây cây chết từng chòm và lan rộng nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời và đúng cách.

 

* Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh héo xanh cà tím do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Bệnh phát sinh phát triển trong các vùng trồng cà nhiệt đới. Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn và trũng thấp, trồng cà mật độ cao, bón dư đạm, cây rậm rạp, ẩm thấp, vườn có nhiều loài sâu hại, nhất là loài sống trong đất như sùng, hà, bọ nhảy sọc cong, dế, tuyến trùng…gây vết thương ở rễ, thì bệnh dễ phát sinh phát triển. Chế độ quản lý nước không tốt cũng làm bệnh nặng thêm.

* Những biện pháp quản lý có hiệu quả cao:

Nguyên tắc là cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp:

- Vệ sinh tàn dư cây vụ trước. Nếu vườn thường bị hại, cần xử lý đất trước khi trồng đối với các đối tượng sâu, sùng, tuyến trùng…hại rễ.

- Lên luống cao để đất và vườn được thông thoáng. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất sẽ dễ bị nứt sau khi trồng và sẽ làm đứt rễ.

- Bón lót đủ phân chuồng (đã được ủ và xử lý kỹ bằng Trichoderma) cho đất tơi xốp để hạn chế bị nứt khi khô, bón phân cân đối và đầy đủ, tránh dư đạm để cây khỏe mạnh và kháng được bệnh.

- Sử dụng giống kháng bệnh và cây giống khỏe ở cơ sở tin cậy để hạn chế bệnh.

- Trồng cà với mật độ thích hợp, tránh rậm rạp để vườn thông thoáng.

- Khi chăm sóc, tránh làm sây sát và làm đứt rễ.

- Tưới tiêu nước thật tốt, hạn chế để vườn quá ẩm, hay quá khô. Không để chế độ nước thay đổi đột ngột dễ làm đứt rễ.

- Khi phát hiện có cây bị bệnh, cần nhổ đem tiêu hủy.

- Khi vườn thường bị bệnh nặng thì nên luân canh với cây trồng khác.

- Trước giai đoạn cây ra hoa, nếu vườn đã từng bị bệnh héo xanh thì cần phun và tưới phòng ngừa bằng các thuốc lưu dẫn và nội hấp như Alpine 80WG hoặc Saipan 2SL.

  

Tin cùng loại

Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm

Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.

Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.

Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng

Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.

Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.

Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi