![]()
Bệnh chết chậm cây tiêu
17/12/2014
TS Nguyễn Minh Tuyên Bệnh vàng lá chết chậm là một trong những bệnh thường gặp trên vườn tiêu, nhất là những vườn tiêu có đất nghèo mùn, chăm sóc kém. Tác nhân: Do tuyến trùng Meloidogyne incognita và một số loài nấm gây hại, chủ yếu là: Fusarium solani, Phytophthora spp, Pythium spp... Triệu chứng và tác hại: Cây sinh trưởng phát triển chậm, lá nhỏ lại, vàng lụi và rụng dần. Hệ thống rễ của cây tiêu bị bệnh phát triển kém, đầu rễ bị thối, rễ có những nốt sần kích thước từ vài mm đến hơn 1cm. Những nốt sần này có thể xuất hiện riêng lẻ hay tạo thành từng chuỗi. Khi cây bị bệnh nặng thì các rễ chính và phụ đều bị hư thối. Khi bị bệnh, tiêu ra hoa và đậu quả kém, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm dần. Việc rụng đốt thường kéo dài, có khi vài ba năm sau cây mới chết. Thông thường, tuyến trùng xuất hiện và lây lan thành từng vùng cục bộ, sau đó lan diện rộng và làm chết dần toàn bộ vườn cây. Phòng trị: Đối với những cây bị chết, ta đào bỏ cả bộ rễ đem ra khỏi vườn tiêu để tiêu hủy. Thiết kế hệ thống tưới và tiêu nước thật tốt, không để nước đọng, không để nước chảy tràn từ vườn này sang vườn khác, từ trụ tiêu này sang trụ tiêu khác để tránh lây lan bệnh. Khi chăm sóc, bón phân thì tránh làm xây xát hay làm đứt rễ tiêu. Xử lý sâu hại trong đất như sùng, ve sầu, mối,… bằng thuốc hạt như SARGENT 6G, hoặc DIAPHOS 10G để hạn chế chúng gây tổn thương rễ. Phòng trừ tuyến trùng bằng nhiều biện pháp như: Tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục, kết hợp với CALCIUM NITRATE liều lượng 30-50kg/ha; Sử dụng thuốc diệt tuyến trùng định kỳ bằng SABURAN 10GR, liều lượng từ 10-30g/gốc. Có thể sử dụng SUNPHAT ĐỒNG 98%, pha thành Booc đô 1% để tưới, hoặc dùng ALPINE 80WDG, liều lượng 1,0kg/ha; hay MEXYL 72WP, liều lượng 2,0kg/ha hòa nước tưới gốc, để diệt các loại nấm hại dưới đất. Nên tưới thuốc phòng ngừa định kỳ, cần tưới 3 lần/năm.
|

Phân bón lá Sinh học 𝐒𝐏𝐂 - 𝐍𝐏𝐊 𝟓-𝟓-𝟏𝟓 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…
Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào
Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.
Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.
Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…
Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.
Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, lạc (đậu phộng), khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch.
Bệnh thán thư gây khô cành khô quả thường phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành và khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.
Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.
Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp