![]()
Bệnh chết cây con cây lạc
21/06/2023
TS Nguyễn Minh Tuyên Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với một số loại cây trồng như lạc (đậu phộng), cà chua, cà rốt, dưa, ớt… Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm. Ở những vùng ẩm thấp, vùng có thời tiết nóng ẩm thì bệnh thường nặng. Hiện nay, bệnh chết cây con trên một số cây rau màu nhiều khi vẫn đang là một vấn đề nan giải đối với nhiều nhà nông.
Bệnh thường phát sinh trong giai đoạn nhỏ của cây, tuy nhiên thường gặp nhất khi cây vừa mới mọc hay mới trồng. Cây đang xanh tươi nhưng bị héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều. Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây có thể xanh lại nếu bệnh đang nhẹ. Quan sát ở phần thân cây sát mặt đất, có thể thấy thân cây bị teo tóp lại và biến màu, hoặc đôi khi thấy phần rễ cây bị hư thối. Nếu ta không có biện pháp phòng trừ đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây chết từng chòm hay cả vạt, làm mất mật độ vườn cây. Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh chết cây con thường do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chính. Bệnh thường phát sinh phát triển trong các vùng trồng lạc và các cây rau màu. Hạt giống, cây giống mang mầm bệnh và chưa được xử lý trước gieo trồng. Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn và trũng thấp, ẩm ướt, và có nhiều loài sâu hại sống trong đất như bọ nhảy sọc cong thì bệnh cũng dễ phát sinh phát triển mạnh. Những biện quản lý có hiệu quả: Nguyên tắc là cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp: - Vệ sinh tàn dư cây vụ trước. Nếu vườn thường bị hại, cần xử lý đất trước khi trồng ví dụ bón vôi bột. Cày đất phơi ải nếu có điều kiện trước khi trồng. - Lên luống cao để đất và vườn được thông thoáng. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất dễ bị bí và yếm khí sau khi trồng. - Bón lót phân chuồng đã được ủ với nấm đối kháng Trichoderma để đất được tơi xốp, thoát nước. Hoặc sử dụng các loại phân vi sinh có chứa nấm đối kháng. - Sử dụng giống kháng bệnh, giống đã được xử lý trước gieo trồng. Sử dụng hạt giống khỏe ở cơ sở tin cậy để hạn chế nguồn bệnh. - Khi chăm sóc, tránh làm sây sát và làm đứt rễ. - Tưới tiêu nước thật tốt, nên tưới theo rãnh, không tưới lên mặt luống, hạn chế để vườn quá ẩm. Không để chế độ nước thay đổi đột ngột dễ làm đứt rễ. Không để nước từ vườn khác chảy tràn vào ruộng vườn. - Khi cây vừa mọc, nếu vườn đã từng bị bệnh chết cây con thì cần phun và tưới gốc phòng ngừa bằng một trong các loại thuốc như SAIZOLE 5SC, HẠT VÀNG 250SC, VANICIDE 5SL. |

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.
Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.
Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…
Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.
Sâu keo có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên hơn 80 loài cây thực vật, thích cắn phá trên cây họ Hòa thảo như ngô, lúa, lúa miến, mía và cả trên đậu nành, lạc (đậu phộng), khoai lang, cà chua, rau cải, bông vải, được Châu Âu đưa vào danh mục kiểm dịch.
Bệnh thán thư gây khô cành khô quả thường phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành và khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.
Hoa Mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Mai có vóc dáng thanh tú, lả lướt của cây Trúc, nhưng cũng có thể mang dáng vẻ uy nghi của cây Tùng, cây Bách. Từ lâu, thú chơi mai đã được nhiều người biết đến, để có một cây mai đẹp ra hoa đúng tết, hoa đẹp, lâu tàn thì cần một năm chăm sóc. Để tạo dáng cây mai đẹp có khi mất đến 3 - 5 năm mới thành công. Kỹ thuật trồng mai là hết sức cần thiết đối với những người chơi hay kinh doanh mùa tết.
Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn.
Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5 mét trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn nghèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân, khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở Á Châu. Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp