Animat 40SL giúp tăng năng suất khoai lang
11/12/2019
Kỹ sư Kim Xuân Lộc Khoai lang là một loại cây trồng chủ lực của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Khoai lang cũng đã từng giúp người nông dân thoát nghèo chính trên mảnh đất của mình nhưng hai, ba năm gần đây do tình hình giá cả không ổn định và giá vật tư nông nghiệp ngày càng biến động đã gây ra không ít khó khăn cho người nông dân trồng khoai lang nơi đây. Khoai lang là một loại cây trồng có chi phí sản xuất khá cao so với cây trồng khác, từ khâu xuống giống cho đến khâu thu hoạch. Trong đó khâu xử lý cho khoai lang xuống củ là một trong những khâu quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất vì nó quyết định đến thành bại sau này, khoai lang có năng suất cao hay không đều phụ thuộc ở khâu này. Nhận thấy những khó khăn của người nông dân trồng khoai lang và nhằm giúp bà con nông dân giải quyết khó khăn cũng như giải pháp giúp tăng năng suất khoai lang và giảm chi phí sản xuất. Vừa qua Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đã làm khảo nghiệm thành công sản phẩm Animat 40SL (Mepiquat chloride 40% w/w) trên cây khoai lang. Sản phẩm được khảo nghiệm trên ruộng khoai lang tím Nhật của nông dân Hồ Thanh Dũng (xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long). Sản phẩm Animat 40SL được khảo nghiệm với 03 nồng độ xử lý khác nhau và 01 nghiệm thức đối chứng xử lý theo tập quán của nông dân. Thời điểm xử lý: Phun 02 lần trong một vụ vào giai đoạn khoai lang 20 ngày và 27 ngày sau khi trồng. - Nghiệm thức 1: Phun Animat 40SL với nông độ 0,05% - Pha 10ml Animat 40SL cho bình 20 lít nước. Kết quả: 30 ngày sau phun Animat 40SL (0,05%), dây khoai phát triển còn dài, tạo củ ít và nhỏ
- Nghiệm thức 2: Phun Animat 40SL với nồng độ 0,1% - Pha 20ml Animat 40SL cho bình 20 lít nước. Kết quả: 30 ngày sau phun Animat 40SL (0,1%), dây khoai phát triển vừa đủ, tạo củ nhiều và củ lớn hơn các nghiệm thức khác
- Nghiệm thức 3: Phun Animat 40SL với nồng độ 0,2% - Pha 40ml Animat 40SL cho bình 20 lít nước. Kết quả: 30 ngày sau phun Animat 40SL (0,2%), dây khoai bị kiềm hãm sinh trưởng qua mạnh, tạo củ ít và nhỏ
- Nghiệm thức đối chứng: Phun theo tập quán củ nông dân: Pha 60ml hoạt chất Propiconazole 250g/l + 15ml hoạt chất Glyphosate 480g/l cho bình 20 lít nước. Kết quả: 30 ngày sau phun hỗn hợp hoạt chất Propiconazole và Glyphosate: Dây khoai phát triển vừa đủ, tạo củ khá và củ lớn trung bình
Với kết quả khảo nghiệm trong điều kiện trên nhận thấy nghiệm thức phun Animat 40SL (nồng độ 0,1%) cho hiệu quả tối ưu nhất. Theo đánh giá của nông dân Hồ Thanh Dũng (xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) sản phẩm Animat 40SL cho hiệu quả rất tốt, vừa làm tăng năng suất, vừa làm giảm được chi phí sản xuất so với cách làm truyền thống của anh, rất phù hợp với tình hình giá cả khoai lang bấp bênh như hiện nay. Ngoài ra, việc xử lý khoai lang bằng chất điều hóa sinh trưởng Animat 40 SL (Mepiquat chloride 40% w/w) còn làm giảm độc hại và ít ảnh hưởng đến môi trường đất và nước so với cách làm truyền thống của anh và bà con nông dân xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long xưa nay.
|
Cỏ mọc ở ruộng lúa gồm nhiều loại như cỏ cháo, chác, mác, mương, lồng vực, đuôi phụng… trong đó cỏ lồng vực và đuôi phụng là 02 đối tượng khó trừ, thường gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch nếu như không được diệt trừ triệt để bằng những loại thuốc có tính chuyên biệt.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới, không chỉ vì hương vị ngọt ngào, mát lạnh mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, quá trình trồng và chăm sóc dưa hấu không hề đơn giản, đặc biệt là khi đối mặt với các loài sâu hại chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn. Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm
Diệt nhiều loại cỏ thuộc cả 3 nhóm hòa bản, cháo chác và lá rộng như: lồng vực (còn gọi là cỏ gạo, kê, mỹ), đuôi phụng, mồm, cháo, chác, bạc bợ, mác, xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương… đặc biệt rất hữu hiệu với cỏ lồng vực nước và lồng vực cạn.
Cỏ ở ruộng lúa gồm nhiều loại như lồng vực, đuôi phụng, cháo, chác, rau mác, rau mương, vảy ốc…Mỗi loại cỏ có sự khác nhau về hình thái, tính thích nghi môi trường sống, sự sinh trưởng và phát triển.
Có khoảng 550 loài vi sinh vật liên quan đến cây cao su. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và canh tác từng vùng. Ở Việt Nam, có 8 loại bệnh có tầm quan trọng về kinh tế do ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng
Cải bắp là một trong những loại rau được thị trường yêu chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng cải bắp thường cho thu nhập kinh tế cao.
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh.
Nấm hồng thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa, và thường thấy rõ vào các tháng cuối mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, nếu không chú ý phòng trừ.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp