Tiêu rớt giá, nông dân bán nhà trả nợ 05/06/2017

Giá tiêu trong nước đã giảm liên tiếp gần 10 ngày (kể từ 18/5), đã vậy cây còn chết hàng loạt khiến nhiều người phải bán nhà để trang trải chi phí sinh hoạt và trả nợ.

Xã Ia BLứ, huyện Chư Pưh (Gia Lai) có hơn 500 ha tiêu. Những năm qua, ở xã này cây tiêu luôn giữ vị trí chủ lực về kinh tế. Thế nhưng hiện nay, cây tiêu ở Ia BLứ đã thất thế, nhiều hộ lâm nợ vì tiêu.

Anh Nguyễn Văn Quảng, nông dân trồng tiêu ở thôn Thiên An, xã Ia BLứ cho hay, thời gian vừa qua, tiêu trên địa bàn xã đổ bệnh chết hàng loạt. Không chỉ thế, giá tiêu ngày càng giảm sâu khiến nhiều hộ rơi vào cảnh khó khăn. Với mức giá hơn 80.000 đồng/kg như hiện nay, những nông dân đi vay vốn trồng tiêu như tôi đang chịu thua lỗ nặng nề. "Nhiều gia đình ở đây đã phải nhổ trụ tiêu đem bán lấy tiền trang trải", anh Quảng kể.

 

 

Thời hoàng kim đã qua, giá tiêu liên tục giảm sâu khiến người nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên điêu đứng. Ảnh: Dân Việt

Chủ tịch UBND xã Ia BLứ, Phan Văn Linh xác nhận, nông dân trồng tiêu ở xã đang lao đao vì giá liên tục sụt giảm. Khó khăn nhất vẫn là những hộ có vườn tiêu bị chết. Họ không chỉ cần tiền cho sinh hoạt hàng ngày mà còn phải lo thêm khoản đầu tư mới để chuyển đổi cây trồng, do hầu hết diện tích tiêu của xã đã già cỗi và nhiễm bệnh. Mặc dù chưa có con số chính xác, nhưng theo ông Linh, số hộ phải phá bỏ vườn tiêu chết để cải tạo đất, trồng cây mới ngày càng nhiều.

Mấy năm trước, thấy nhiều người làm giàu nhanh từ cây tiêu, bà Nguyễn Thị Đô (xã Nâm NJang, huyện Đăk Song, Đăk Nông) đã dồn hết gia sản, vay thêm 4 tỷ đồng để trồng 10ha tiêu. Vụ vừa qua, vườn tiêu của bà Đô có 4ha bắt đầu cho thu hoạch. Bà Đô hi vọng sau vụ tiêu, gia đình sẽ có một khoản kha khá để trang trải nợ nần. Thế nhưng do giá tiêu chỉ còn trên dưới 80.000 đồng/kg nên bà Đô bán hết số tiêu vừa thu cũng chỉ đủ trả tiền mua vật tư, tiền thuê công nhân và tiền lãi các khoản vay.

"Mỗi ha tiêu phải đầu tư tới 300- 500 triệu đồng, mà giá tiêu như bây giờ thì cầm chắc thua lỗ. Nếu tới đây tình hình giá tiêu vẫn không cải thiện, chắc chắn nhà tôi sẽ phải bán đất để trả nợ", bà Đô rầu rĩ nói.

Không chỉ ở những vùng trồng mới, ngay tại thủ phủ hồ tiêu lâu đời của Tây Nguyên là huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), nhiều nông dân cũng đang hết sức khó khăn vì hồ tiêu đã hết thời.

 

 

Không chỉ rớt giá, tiêu còn chết hàng loạt vì thời tiết và bệnh, không ít người nông dân trồng cây này thua lỗ nặng, phải bán nhà trả nợ. Ảnh: Dân Việt

Theo ông Nguyễn Hữu Tâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, nếu so với các loại cây trồng khác, với giá bán như hiện nay người trồng tiêu vẫn có lãi. Tuy nhiên, đây chỉ là tính toán theo lý thuyết, còn trên thực tế, rất nhiều hộ trồng tiêu do không có vốn nên phải vay mượn để đầu tư. Họ không chỉ vay của ngân hàng mà còn vay nóng ở bên ngoài, hoặc vay lại tiền vay của các doanh nghiệp với mức lãi suất cao. Do đó, với giá tiêu thấp như hiện nay, những hộ vay nóng bên ngoài sẽ cầm chắc nợ nần.

Tại xã Nâm Ndjang, huyện Đăk Song, “trung tâm” hồ tiêu của tỉnh Đăk Nông, mặc dù mùa thu hoạch đã qua khá lâu nhưng hoạt động buôn bán hồ tiêu tại đây vẫn hết sức ảm đạm. Ông Nguyễn Hữu Tầm - Chủ tịch UBND xã cho biết, vụ vừa qua, sản lượng hồ tiêu của xã đạt hơn 6.000 tấn, song đến nay bà con mới bán ra khoảng 2.000 tấn.

Theo ông Tầm, nếu giá cả đi theo một chiều hướng (giảm hẳn hoặc tăng hẳn) thì nông dân sẽ bán hồ tiêu. Còn thời điểm hiện tại, do giá hồ tiêu lên xuống thất thường nên tâm lý người dân không muốn bán ra. Chỉ có những gia đình gặp khó khăn về tài chính mới trích ra vài tạ bán để lấy tiền chi tiêu.

Ông Nguyễn Văn Hoàng (xã Ea Tul, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk) hiện trữ hơn 1 tấn tiêu, cho biết, hồi đầu vụ, thấy giá tiêu quá thấp so với năm ngoái nên ông quyết định trữ toàn bộ số tiêu vừa thu. Thế nhưng khi thấy giá tiêu liên tục giảm, ông bắt đầu thấp thỏm. Mấy ngày qua, sáng nào ông cũng ra tiệm internet để kiểm tra giá tiêu.

Ông Hoàng chia sẻ, cách đây mấy hôm, thấy giá tiêu lên hơn 90.000 đồng/kg, ông đã định bán. Song do vẫn hy vọng giá tiêu có thể sẽ tốt hơn nên ông cứ trù trừ. "Không ngờ, ngay ngày hôm sau, giá tiêu lại giảm trở lại. Khoảng nửa tháng nữa, dù tình hình giá cả thế nào thì gia đình tôi cũng buộc phải bán số tiêu này. Bởi không bán thì những khoản nợ đang đến hạn không biết lấy đâu để trả", ông Hoàng than thở

Không chỉ nông dân trồng tiêu mà nhiều tiểu thương kinh doanh tiêu cũng đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Nguyên nhân của việc này là do ngay từ đầu mùa, khi giá hồ tiêu đang ở mức cao, nhiều tiểu thương đã mua hàng về trữ chờ giá lên bán lại kiếm lời. Tuy nhiên, giá tiêu ngày càng diễn biến xấu đi, khiến những tiểu thương vay tiền mua tiêu về trữ đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.

Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, Huỳnh Quốc Thích cho biết, việc giá hồ tiêu giảm đã được cảnh báo từ nhiều năm trước. Song do có thời điểm giá tiêu tăng cao nên nông dân bất chấp khuyến cáo, ồ ạt mở rộng diện tích. Ngay thời điểm hiện tại, tuy giá tiêu rớt thê thảm nhưng diện tích hồ tiêu vẫn không ngừng được mở rộng, trong đó có không ít hộ phải đi vay tiền để đầu tư.

Theo Dân Việt

 

Tin cùng loại

Chỉ số gạo trắng Oryza (WRI), chỉ số bình quân gia quyền của báo giá xuất khẩu gạo trắng toàn cầu, kết thúc tuần ở mức 666 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với tuần trước, giảm 20 USD/tấn so với tháng trước và tăng 158 USD/tấn so với năm trước

Từ ngày 25/3/2024 đến 29/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE tăng và SICOM, MRE giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 9/2024 là 2.170 USD/tấn, tăng 1,1%;

Trong các cuộc thảo luận gần đây tại Hồng Kông, đại diện thương mại Thái Lan Narumon Pinyosinwat và giám đốc điều hành của Tencent, cùng với đại biểu từ Shanghai East Best Ngoại thương (SEBFT), một nhà nhập khẩu sầu riêng nổi tiếng ở Trung Quốc, đã hoàn tất một thỏa thuận.

Sáng 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Chỉ số gạo trắng Oryza (WRI), chỉ số bình quân gia quyền của báo giá xuất khẩu gạo trắng toàn cầu, kết thúc tuần ở mức 660 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn so với tuần trước, giảm 16 USD/tấn so với tháng trước và tăng 147 USD/tấn so với năm trước

Hệ thống này gồm 3 tuyến trục dọc, 3 tuyến trục ngang, với chiều dài 554 km được đưa vào hoạt động sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế - xã hội ở vùng đất rất giàu tiềm năng nông nghiệp này. Đường về miền Tây đã gần hơn .

Từ ngày 18/3/2024 đến 22/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, SICOM giảm và MRE tăng. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 8/2024 là 2.166 USD/tấn, giảm 8,8%;

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,63 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2023. Trong giai đoạn được xem xét, xuất khẩu rau quả đạt 4,21 tỷ USD, tăng 72,5% tương đương 1,77 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Sầu riêngMontong của Việt Nam đang vào cuối vụ, lượng đưa ra thị trường ít, trong khi chất lượng không còn tốt như trước. Kanyao của Việt Nam có mặt trên thị trường từ tháng 11 để chiếm lĩnh thị trường sầu riêng và mùa sản xuất kéo dài hơn hai tháng.

Từ ngày 04/3/2024 đến 08/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, SICOM tăng và MRE giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 8/2024 là 2.116 USD/tấn

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi